Sợ bổ sung thừa vitamin gây hại hãy làm theo cách này

Ăn thực phẩm giàu vitamin là cách bổ sung vi chất an toàn

Thừa vitamin A ở mẹ gây thiếu máu ở thai nhi

Bệnh vì… thừa vitamin

Bổ sung nhiều vitamin D giúp tăng cường cơ bắp

Bổ sung vitamin đúng cách cho bà bầu

Bạn hoàn toàn có thể hấp thụ vitamin từ chế độ ăn uống và chỉ nên bổ sung vitamin khi thiếu vitamin (theo hướng dẫn của bác sỹ, dược sỹ, chuyên gia sức khỏe...). Vậy làm sao để có được lượng vitamin cần thiết mỗi ngày mà không cần phải uống viên bổ sung hoặc tiêm vitamin?

Dưới đây là câu trả lời cho bạn:

1. Vitamin A - khoai lang

Lý do: Chỉ nên bổ sung vitamin A khi cơ thể không được cung cấp đủ vitamin A hoặc không tổng hợp được vitamin A. Tình trạng thiếu vitamin A có thể xảy ra ở những người bị thiếu hụt protein (ăn chay hoặc chế độ ăn uống thiếu dinh dương), đái tháo đường, cường chức năng tuyến giáp, bệnh gan…

Thay thế: Ăn khoai lang nấu chín (hấp, nướng hay bỏ lò vi sóng), nên ăn cả vỏ.

2. Vitamin B6 - chuối

Lý do: Bổ sung thừa vitamin B6 có thể gây rối loạn thần kinh cảm giác. Liều sử dụng thông thường cho mỗi ngày từ 50 - 100mg. Từng đợt là 15 - 20 ngày.

Thay thế: Ăn 2 quả chuối có thể cung cấp 44% lượng vitamin B6 khuyến cáo mỗi ngày. Những thực phẩm khác giàu vitamin B6 là hạt hướng dương, hạt dẻ cười và thịt gà tây. 

3. Vitamin B9 (acid folic) - đậu đen

Lý do: Thông thường, acid folic được chỉ định điều trị và phòng tình trạng thiếu acid folic trong chế độ ăn, trong thiếu máu đại hồng cầu (kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài), acid folic còn được bổ sung cho phụ nữ mang thai, người đang điều trị bệnh bằng các thuốc kháng acid folic, người đang điều trị bệnh động kinh... Nếu bạn có sức khỏe bình thường và chế độ ăn nhiều acid folic thì không nên tự ý bổ sung acid folic bằng các sản phẩm bổ sung vì có thể gây dư thừa acid folic. Dư thừa acid folic có thể gây thiếu máu đại hồng cầu do dinh dưỡng, rối loạn đường tiêu hóa hay niêm mạc, dễ bị viêm loét dạ dày - tá tràng, bàng quang và tử cung…

Thay thế: Một bát đậu đen nấu chín cung cấp 89% lượng vitamin B9 khuyến cáo mỗi ngày.

4. Vitamin C - trái cây họ cam quýt

Lý do: Tiêu thụ vitamin C liều cao (quá 1gr/ngày) trong thời gian dài có thể gây viêm loét dạ dày, tiêu chảy, đau bụng và nguy cơ sỏi thận cao. Nếu dùng đường tiêm liều cao có thể gây tán huyết làm giảm thời gian đông máu.

Thay thế: Làm sinh tố hoặc nước trái cây họ cam quýt (cam, bưởi, quýt, chanh…). Ngoài ra, một số thực phẩm khác nhiều vitamin C có thể kể tới là ớt đỏ, cải xoăn và bắp cải mini Brussels.

5. Vitamin D - nấm

Lý do: Cơ thể có khả năng điều hòa lượng vitamin D được tổng hợp nhờ tia cực tím và các thực phẩm thường không chứa quá nhiều vitamin D. Chính vì vậy, bổ sung vitamin D liều lượng lớn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Thừa vitamin D là làm tăng calci máu, dẫn tới chán ăn, buồn nôn và nôn. Về lâu về dài, nó có thể gây vôi hóa mạch máu và mô, làm tổn thương tim, các mạch máu và thận.

Thay thế: Ăn nấm giúp tăng vitamin D. Loại nấm nút màu trắng cung cấp vitamin D nhiều nhất với 27 IU trong 100gr. Ngoài ra, nên ăn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin D khác như cá, sò và chế phẩm từ đậu nành.

6. Vitamin E - hạt hướng dương

Lý do: Nếu  dùng liều cao vitamin E có thể gây tiêu chảy, đau bụng, các rối loạn tiêu hóa khác và gây mệt mỏi, yếu ớt.

Thay thế: 100gr hướng dương có thể cung cấp 36,6mg vitamin E - chiếm 176% liều lượng vitamin E khuyến cáo mỗi ngày.

7. Vitamin K - bông cải xanh

Lý do: Hầu hết lượng vitamin K được cung cấp đầy đủ thông qua chế độ ăn và bạn sẽ không cần phải mua viên bổ sung vitamin K làm gì cho tốn kém.

Thay thế: Một bát bông cải xanh nấu chín cung cấp hơn 200% liều lượng vitamin K khuyến cáo mỗi ngày.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng