Bật TV khi ăn có thể ảnh hưởng tới bữa ăn của cả gia đình.
Trẻ dễ bị loãng xương nếu xem TV suốt ngày
Cho trẻ xem thiết bị màn hình điện tử bao nhiêu là đủ?
Xem TV khiến não sớm lão hóa
Xem TV 1 giờ mỗi ngày, nguy cơ béo phì tăng gấp đôi
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Minnesota (Mỹ) đã tiến hành phân tích băng ghi hình 120 gia đình có trẻ em trong độ tuổi từ 6 - 12. Các gia đình ghi hình lại 2 bữa ăn chính trong ngày và báo cáo với nhóm nghiên cứu họ đã ăn những gì và đánh giá sự thích thú với bữa ăn. Các nhà nghiên cứu đánh giá mức độ dinh dưỡng và không khí trong các bữa ăn của từng gia đình, chú ý việc họ có bật TV trong khoảng thời gian ăn hay không.
Theo đó, chỉ có 1/3 số hộ gia đình không bật TV trong cả 2 bữa ăn chính. Khoảng 1/4 số hộ gia đình bật TV trong 1 bữa ăn và 43% còn lại bật TV trong cả 2 bữa ăn. Trong số các gia đình ăn bật TV khi ăn, 2/3 thực sự quan tâm đến nội dung chương trình TV trong khi 1/3 còn lại chỉ bật TV để làm nền cho bữa ăn.
Đừng xem TV, hãy dành thời gian cho con cái trong bữa ăn hàng ngày.
Những gia đình không sử dụng TV hoặc chỉ bật TV trong 1 bữa ăn cho thấy họ thưởng thức bữa ăn nhiều hơn so với các gia đình bật TV trong cả 2 bữa, dù họ có thực sự xem TV hay không. Những gia đình không xem TV cũng có chế độ ăn lành mạnh hơn trong khi những gia đình hay xem TV có xu hướng ăn các loại đồ ăn nhanh trong bữa tối.
"Bật TV trong các bữa ăn gia đình có thể làm giảm cơ hội kết nối giữa các thành viên và bỏ qua các lợi ích của bữa ăn. Các bữa ăn gia đình có ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng tới trẻ em", tác giả nghiên cứu chính, Amanda Trofholz cho biết.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy nguy cơ trẻ bị thừa cân, béo phì tăng cao ở các gia đình bật TV trong các bữa ăn. Trẻ ăn trong môi trường yên tĩnh, không bị phân tâm bởi TV có thể thưởng thức các món ăn tốt hơn cũng như có khả năng tự điều chỉnh chế độ ăn uống với các lựa chọn lành mạnh. Bật TV trong khi ăn có thể làm trẻ bị phân tâm, dẫn tới việc trẻ ăn quá ít hoặc quá nhiều mà không nhận ra điều đó. Ngoài ra, các quảng cáo đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt trên truyền hình có thể khiến trẻ dễ dàng lựa chọn các thực phẩm không tốt cho sức khỏe.
Amanda Trofholz đưa ra lời khuyên: “Phụ huynh nên biến các bữa ăn thành một khoảng thời gian để kết nối các thành viên, hiểu hơn về con cái cũng như dạy cho trẻ cách giới hạn lượng thực phẩm khi ăn uống. Tốt nhất nên tắt TV khi ăn để cả gia đình có bữa ăn chất lượng, thưởng thức các món ăn tốt hơn”.
Bình luận của bạn