Trẻ dễ mắc bệnh khi trời nồm ẩm
Bắc Bộ còn mưa phùn đến cuối tuần
Bạn đã biết dùng máy điều hòa, máy hút ẩm hiệu quả khi trời nồm?
Mẹo khử mùi ẩm mốc trong nhà ngày nồm ẩm với tinh dầu và nguyên liệu từ bếp
Mẹo giặt và phơi quần áo nhanh khô trong ngày nồm ẩm
Bùng phát nhiều bệnh khi nồm ẩm
Bệnh về da: Trời nồm ẩm dễ phát sinh các bệnh về da như phát ban, viêm da, dị ứng. Vì thế, trong những ngày thời tiết khó chịu như hiện nay, cha mẹ cần giữ vệ sinh cá nhân và tuyệt đối không mặc quần áo khi còn ẩm cho con.
Bệnh đường hô hấp: Bệnh lý đường hô hấp là bệnh thường gặp khi nồm ẩm. Trời nồm với độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho các vi sinh vật, vi khuẩn, virus phát triển và phát tán mạnh trong không khí. Các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ là: Hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, những bệnh trên rất dễ trở thành mạn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Trẻ dễ mắc bệnh đường hô hấp khi nồm ẩm
Bệnh do virus, vi khuẩn: Sốt virus cũng là một bệnh thường phát ở trẻ em mùa nồm. Khi trẻ em mắc bệnh này sẽ có tình trạng ho, sốt kéo dài. Tuy nhiên, đây là bệnh không ảnh hưởng lâu dài hay nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Bệnh có thể khỏi nhanh nếu được chăm sóc tốt. Ngoài sốt virus thì sởi, thủy đậu, ho gà,... cũng là bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết nồm ẩm.
Tiêu chảy: Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp chủ yếu là do nhóm virus đường ruột như virus Rota, các loại vi khuẩn, vi nấm hay kí sinh trùng. Bệnh có tính lây nhiễm cao và thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Nếu không có các biện pháp chữa trị kịp thời, trẻ dễ bị mất nước và dẫn tới tử vong.
Phòng bệnh đúng cách cho trẻ
- Tăng sức đề kháng cho trẻ: Cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tập cho trẻ chế độ sinh hoạt khoa học như ngủ đúng giờ và đủ giấc. Vệ sinh cơ thể, tay chân cho trẻ thật sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, sau khi đi ra đường về.
- Đảm bảo vệ sinh thực phẩm: Ăn chín, uống sôi để tránh mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn đồ tái, sống, ăn bằng tay. Cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nên cho ăn thêm hoa quả, rau xanh, tránh ăn nhiều chất béo.
Cha mẹ cần tăng sức đề kháng cho trẻ để phòng bệnh
- Vệ sinh nhà cửa hàng ngày: Trong thời tiết nồm ẩm mọi người nên vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, nên sấy thật khô quần áo để tránh tạo điều kiện nấm mốc phát triển. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng điều hòa hoặc máy sưởi để làm ấm không khí, tránh lạnh và không phải mặc nhiều quần áo cho trẻ.
- Giữ ấm cho trẻ: Cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ. Buổi sáng khi đi học, nên cho trẻ mặc áo cotton bên trong và bên ngoài khoác áo rét. Nếu trưa nóng trẻ có thể cởi áo khoác để tránh bị cảm lạnh do mồ hôi thấm ngược vào cơ thể.
- Thường xuyên theo dõi tình hình sức khỏe: Cần để ý những sự bất thường của trẻ như ho, sốt cao, phát ban, quấy khóc kéo dài, mọc mụn nước, sổ mũi… để đưa đến ngay các cơ sở y tế điều trị kịp thời.
- Tiêm vaccine phòng bệnh: Cha mẹ cần đảm bảo tiêm vaccine phòng bệnh theo đúng quy định về mặt thời gian và số lần tiêm phòng, bảo vệ trẻ tránh bị virus gây bệnh truyền nhiễm tấn công.
Bình luận của bạn