Trẻ em cần những vitamin, khoáng chất nào và bao nhiêu là đủ?

Tùy vào độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động… mà trẻ em có nhu cầu dưỡng chất khác nhau

Dưỡng chất bạn nên bổ sung đầy đủ nếu muốn giảm cân

Những dưỡng chất bạn nên bổ sung khi bị trầm cảm

Trẻ có thể bị hen suyễn mà không có triệu chứng thở khò khè không?

Trẻ sơ sinh bị quầng thâm mắt có nguy hiểm?

Nhu cầu dinh dưỡng ở trẻ em có gì khác với người lớn?

Nhìn chung, trẻ nhỏ cũng cần các dưỡng chất giống như người lớn nhưng với liều lượng nhỏ hơn để có thể tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh. Ví dụ, trẻ sẽ cần calci và vitamin D để xây dựng hệ xương khớp chắc khỏe; Sắt, kẽm, iod, choline, vitamin A, vitamin B6, B12… để phát triển não bộ trong giai đoạn đầu đời.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ em trong độ tuổi từ 2 - 8 sẽ cần bổ sung từ 1.000 - 1.400 calorie/ngày. Trẻ trong độ tuổi từ 9 - 13 sẽ cần 1.400 - 2.600 calorie/ngày, tùy thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, chiều cao và cân nặng…

Ngoài việc bổ sung đủ lượng calorie, chế độ ăn uống của tẻ cũng cần đáp ứng đủ khuyến nghị về nhu cầu chất dinh dưỡng (Dietary Reference Intakes) dưới đây:

Dưỡng chất

Trẻ từ 1 - 3 tuổi

Trẻ từ 4 - 8 tuổi

Calci

700mg

1.000mg

Sắt

7mg

10mg

Vitamin A

300mcg

400mcg

Vitamin B12

0,9mcg

1,2mcg

Vitamin C

15mg

25mg

Vitamin D

600IU (tương đương với 15mcg)

600IU (tương đương với 15mcg)

Trẻ em có cần bổ sung thêm vitamin và khoáng chất?

Theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ em trên 1 tuổi có sức khỏe ổn định, có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh sẽ không cần bổ sung thêm dưỡng chất. Các bé chỉ cần ăn nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sản phẩm từ sữa và thực phẩm giàu protein là đã đủ dưỡng chất để tăng trưởng, phát triển khỏe mạnh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, trẻ vẫn cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất từ các loại thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng

Trường hợp nào trẻ cần bổ sung dưỡng chất?

Trẻ có thể bị thiếu hụt vitamin, khoáng chất trong các trường hợp:

- Ăn chay: Trẻ sẽ bị thiếu calci, sắt, kẽm, vitamin D và vitamin B12. Nếu không được bổ sung các dưỡng chất này, trẻ có thể bị chậm phát triển, tăng trưởng bất thường.

- Mắc các bệnh ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng, ví dụ như bệnh Celiac, ung thư, u xơ nang hay bệnh viêm ruột.

Cụ thể, trẻ bị bệnh Celiac hoặc viêm ruột có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ sắt, kẽm và vitamin D; Trẻ bị xơ nang có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ chất béo và các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E và K.

- Trẻ từng phẫu thuật ở ruột hoặc dạ dày.

- Trẻ biếng ăn, kén ăn cũng thường bị thiếu hụt kẽm.

Lưu ý gì khi cho trẻ bổ sung vitamin, khoáng chất?

Nên nhớ, luôn tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khi cho trẻ bổ sung dưỡng chất từ thực phẩm bổ sung, thực phẩm chức năng. Bổ sung quá nhiều dưỡng chất cho trẻ cũng có thể gây ngộ độc, do đó bạn nên chọn kỹ loại vitamin bổ sung dành riêng cho trẻ em, không vượt quá nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ.

Vi Bùi H+ (Theo Healthline)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ