- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Cần điều trị triệt để chứng táo bón ở trẻ em để tránh những hệ lụy khôn lường
Táo bón – biếng ăn – còi cọc – miễn dịch kém: Một vòng luẩn quẩn
Phòng táo bón cho trẻ trong những ngày nghỉ lễ
Chăm con không lo táo bón
Mẹ làm gì khi trẻ bị trĩ vì táo bón kéo dài?
Tại Mỹ, táo bón là một trong những triệu chứng tiêu hóa phổ biến nhất. Mỗi năm, có đến 2 triệu người đi khám bác sỹ và tiêu tốn đến 725 triệu USD (khoảng 16.430 tỉ đồng) chỉ riêng cho các loại thuốc nhuận tràng. Táo bón cũng là rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ.
Những triệu chứng điển hình của chứng táo bón ở trẻ em là số lần đi ngoài ít, 2-3 ngày mới đi ngoài, phân rắn và khô, trẻ phải ra sức rặn, thậm chí bị chảy máu, thời gian đi ngoài lâu hơn bình thường. Nếu trẻ còn đóng bỉm, có thể quan sát thấy bỉm có vết đi đại tiện nhưng chỉ là phân loãng thấm vào dù cả ngày không thấy phân. Đó là do phân bị kết cứng và chỉ có ít chất lỏng thoát ra ngoài.
Táo bón là rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ
Trẻ bị táo bón thường có biểu hiện như bụng ậm ạch, đầy bụng, mệt mỏi, nhăn nhó khó chịu, ngủ kém, từ đó khiến trẻ trở nên biếng ăn, còi cọc, chậm lớn. Không chỉ vậy, táo bón nghiêm trọng còn có thể tác động xấu đến hệ tiêu hóa, hệ thần kinh, thậm chí là hệ thần kinh trung ương, làm gián đoạn chức năng não bộ, lo âu, suy giảm trí nhớ, tập trung kém, phản ứng chậm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển cũng như gây khó chịu và đau đớn cho trẻ.
Tùy theo nguyên nhân bị táo bón, cần có biện pháp điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và quá trình điều trị, tránh tình trạng trẻ bị táo bón kéo dài dẫn tới những hệ lụy khôn lường.
Giải pháp tự nhiên trong hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ nhỏ
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, cha mẹ nên chú ý cắt giảm nguồn protein từ động vật, hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán... Nên cho trẻ ăn nhiều chất xơ từ rau củ quả để tăng khả năng tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Nên uống nhiều nước mỗi ngày, trung bình 100 – 150ml/kg cân nặng để cải thiện hoạt động của nhu động ruột.
Nên tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước để tránh xa táo bón
Để giảm tình trạng suy dinh dưỡng, còi cọc ở trẻ nhỏ, sự cân bằng hệ vi sinh đường ruột đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nghiên cứu đã chứng minh rằng, các loại vi khuẩn “tốt” có thể cải thiện sự thèm ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Hoài Thương H+
Đối với trẻ bị táo bón lâu ngày, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng sản phẩm cốm PubokidGold chứa thành phần vượt trội là ImmuneGamma giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đồng thời cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Kết hợp với các thành phần thảo dược như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm giúp nhuận tràng, giải quyết tận gốc chứng táo bón ở trẻ em. Các thành phần như như lysine, kẽm, magie cũng nhân đôi công dụng, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu calci cho trẻ phát triển toàn diện.
Bình luận của bạn