Vì sao tỷ lệ trẻ trong độ tuổi đến trường mắc táo bón cao?

Bắt đầu đi học là một trong những giai đoạn khiến trẻ dễ bị táo bón

Vì sao bạn không nên coi thường chứng táo bón?

Táo bón khiến trẻ hay ốm khi giao mùa

5 loại vitamin có thể làm giảm táo bón

Bị táo bón nên ăn gì?

Vì sao trẻ đi học dễ bị táo bón?

Các chuyên gia y tế cho biết, bắt đầu đi học cũng là một trong những giai đoạn dễ khiến trẻ bị táo bón. Nguyên nhân của điều này được lý giải là do sự thay đổi về một loạt các yếu tố như: Môi trường, tâm lý và chế độ dinh dưỡng,… làm cho bé có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.

Yếu tố môi trường: Khi mới bắt đầu đi học, bé sẽ phải tập làm quen với trường học và môi trường mới. Điều này dễ gây ra những tác động tới tâm lý của bé, khiến bé ăn không tiêu, do đó có thể dẫn đến các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa ở trẻ như: Tiêu chảy và táo bón. Bên cạnh đó, việc không có cha mẹ, hoặc người thân bên cạnh giám sát, bé quên mất các thói quen cơ bản như: Uống nước, ăn rau và đi vệ sinh do mải vui đùa.

Yếu tố dinh dưỡng: Thông thường, trẻ bắt đầu đi học mầm non có độ tuổi từ 2 - 5 tuổi. Giai đoạn này, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn đang phát triển, do đó không kịp thích nghi với chế sự thay đổi đột ngột về chế độ dinh dưỡng, gây rối loạn tiêu hóa và táo bón.

Yếu tố tâm lý: Trẻ ở độ tuổi này, ăn uống thường phụ thuộc nhiều vào bố mẹ và các giáo viên mầm non. Tuy nhiên, khi mới đi học, bé sẽ có tâm lý ngại ngùng khi yêu cầu cô cho đi vệ sinh, điều này khiến bé phải nhịn đi đại tiện, thành ra dẫn tới táo bón.

Không những thế, nhà vệ sinh ở trường không đủ sạch sẽ, làm cho bé không thoải mái khi đi vệ sinh, nhất là với những bé quen ngồi bô, hoặc chưa biết đi vệ sinh tự hoại.

Làm sao để khắc tình trạng táo bón cho bé?

Việc đầu tiên bố mẹ cần làm là theo dõi việc đi vệ sinh của bé xem con đi đại tiện như thế nào ở nhà. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể hỏi bé xem có gặp vấn đề gì ở trường không, nếu gặp khó khăn khi hỏi bé, mẹ có thể trao đổi trực tiếp với giáo viên của con khi ở trường.

Nếu thấy bé bị táo bón, bố mẹ có thể thử thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của bé xem có giúp cải thiện tình trạng hay không. Dưới đây là một số điều cha mẹ có thể thực hiện:

Mẹ nên tăng cường lượng chất xơ trong chế độ ăn của trẻ, tập cho trẻ ăn đủ bữa và ăn nhiều rau trong mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, cũng cần tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đúng giờ và nên chọn vào thời điểm sau bữa ăn, vì lúc này nhu động ruột của trẻ tăng lên.

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé uống thêm nước, bởi thiếu nước cũng có thể là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị táo bón. Nếu bé không muốn uống nước, mẹ có thể thay thế bằng một số loại nước trái cây. Tuy nhiên, đối với trẻ 1-6 tuổi, không cho quá 120-180ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày, trẻ trên 7 tuổi có thể uống tối đa 1-2 ly 120ml/ngày.

Nếu mẹ đã áp dụng các biện pháp trên mà bé vẫn táo bón thì tốt nhất mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sỹ kiểm tra và có biện pháp điều trị phù hợp.

Quang Tuấn H+

Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh đang có xu hướng tìm những thực phẩm chức năng an toàn cho trẻ sử dụng và đạt hiệu quả. Tiêu biểu và nổi bật trong nhóm sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón ở trẻ nhỏ là cốm Pubokid Gold. Cốm Pubokid Gold - sự kết hợp hài hòa giữa y học cổ truyền và hiện đại. Pubokid Gold có chứa hợp chất ImmuneGamma - phát minh vượt trội của công nghệ sinh học Hoa Kỳ giúp phục hồi và tái tạo các niêm mạc tổn thương, đặc biệt là niêm mạc đại tràng tổn thương do táo bón dài ngày ở trẻ em; Kết hợp với các thảo dược quen thuộc của y học cổ truyền như cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm…

Những thành phần như lysine, kẽm, magie cũng giúp trẻ ăn ngon miệng, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và hấp thu canxi, giúp bé phát triển toàn diện.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ