Ông Nguyễn Xuân Trinh (ngoài cùng bên trái) và các quan chức cấp cao Đại sứ quán Australia tại Việt Nam
Doanh nhân Lê Thị Biên: Người “bơi ngược dòng”
Doanh nhân Phan Thế Hải: “Bác sỹ tốt nhất là chính mình”!
Doanh nhân Nguyễn Quang Thái: “Cộng đồng khỏe thì doanh nghiệp khỏe!”
Doanh nhân dùng thuốc: Có tiền chưa chắc là tốt!
Được biết ông là một doanh nhân điều hành một tập đoàn khá lớn trong cộng đồng người Việt ở Úc. Phải chăng thành công đó xuất phát từ tố chất và niềm đam mê với kinh doanh từ khi còn nhỏ?
Tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống kinh doanh, buôn bán tại đất cảng Hải Phòng. Ông cụ thân sinh ra tôi là một người có nhiều kinh nghiệm kinh doanh, buôn bán vì vậy kinh doanh hình như đã ngấm vào máu của tôi từ nhỏ, bố mẹ trong nghề biết người làm kinh doanh khó nhọc, vất vả muốn định hướng cho con sang nghề khác nhưng bằng lòng đam mê kinh doanh, học hỏi không quản ngại khó khăn tôi vẫn chọn cho mình hướng đi này. Dù trải qua muôn vàn khó khăn nhưng bằng lòng yêu nghề, đam mê kinh doanh tôi đã vượt qua mọi khó khăn để đạt được những kinh nghiệm quý báu như ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Xuân Trinh (ngoài cùng bên trái) và các quan chức cấp cao Đại sứ quán Australia tại Việt Nam
Rất nhiều mồ hôi của ông đã rơi trong thời kỳ này?
Tôi nghĩ rằng không thành công nào mà dễ dàng tự đến cả.
Có vẻ ông áp dụng chiến lược "chậm nhưng chắc" phải không, thưa ông?
Sau gần chục năm kinh doanh mảng nhà hàng ăn uống, tôi bắt đầu chuyển hướng sang kinh doanh lĩnh vực khác như sản xuất nông nghiệp, tài chính, khách sạn… đặc biệt tôi đầu tư mạnh vào làm Farm (trang trại) chuyên về cây cà chua, sản lượng cà chua chúng tôi cung cấp cho thị trường nước Úc là khoảng 80%, bên cạnh đó chúng tôi còn xuất khẩu ra các nước châu Âu.
Hình ảnh nông trại của tập đoàn TLF - AUSTRALIA
Vậy sự trở về nước đầu tư của ông ngoài tình yêu quê hương, còn có lý do khác?
Các cụ nhà ta có câu “Thuyền theo lái, gái theo chồng”, còn tôi thì theo vợ (cười). Sau bao năm xa quê tôi vẫn quay về Việt Nam tìm “một nửa” của mình. Bên cạnh đó nhận được lời kêu gọi từ Đảng, Chính phủ đồng bào Việt kiều xa quê hương trở về đầu tư xây dựng đất nước. Tôi đã chọn Việt Nam là nơi đầu tư vừa như một lời “tri ân” với nơi tôi đã sinh ra, vừa là một môi trường đầu tư mới đầy tiềm năng để tôi có thể mang những công nghệ, khoa học tiên tiến từ Úc đầu tư vào Việt Nam.
Bên Úc, trang trại là thế mạnh của ông, tại sao khi trở về đầu tư tại Việt Nam ông lại chọn ngành thực phẩm, đặc biệt là “thực phẩm chức năng”, thưa ông?
Khi còn ở Việt Nam gia đình tôi có truyền thống làm nghề bốc thuốc. Chuyển qua Úc gia đình tôi có trạm xá nhỏ để chữa trị cho những người Việt tại đất Úc nên tôi có cơ hội được tìm hiểu về dược, thực phẩm chức năng (TPCN) và lâu dần tôi thấy thích nó. Công ty tôi cũng có sản xuất TPCN ở Úc nhưng chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng của những công ty dược khác.
Trở về Việt Nam sau bao năm xa quê nhận thấy điều kiện chăm sóc sức khỏe của đồng bào có nhiều đổi mới, ngành y dược trong nước phát triển vượt bậc, được bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên do điều kiện, thói quen, tập quán của người Việt vẫn còn quá chủ quan đến sức khỏe, chưa hiểu đúng về thuốc, tự do mua thuốc về dùng mà không có sự tư vấn, kê đơn của các y bác sỹ chuyên khoa, các cửa hàng thuốc nhỏ lẻ chưa có đội ngũ nhân viên có tay nghề thành ra thuốc được dùng chàn lan kém hiệu quả dẫn đến kháng thuốc… vô cùng nguy hiểm.
Tại Úc việc dùng thuốc được tư vấn, kê đơn và giám sát chặt chẽ, hơn thế nữa người Úc thay thế thuốc bằng các thực phẩm bổ sung, vừa tăng cường sức khỏe, tránh bệnh tật vừa ít bị tác dụng phụ như thuốc. Chính vì vậy tôi đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm, trong đó thế mạnh là TPCN vừa là là định hướng kinh doanh vừa là tâm huyết khi trở về Việt Nam.
Năm 2010 là thời điểm bùng nổ, những công ty sản xuất TPCN trong nước chiếm gần 50% thị phần. Nhưng đến năm 2013 giảm xuống còn 19%. Vậy tại sao ông vẫn quyết định đầu tư vào lĩnh vực này?
Ai kinh doanh cũng đều có thế mạnh và hướng đi của riêng họ. Tôi nhận thấy mình có thế mạnh để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn và đi tiếp, biết đâu khó khăn lại là động lực, là nơi chứng tỏ được những hướng đi đúng đắn. Những dòng sản phẩm không phù hợp sẽ bị đào thải, thay thế bằng những dòng sản phẩm tốt phù hợp với thị trường.
Những doanh nghiệp Việt Nam họ xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm qua các kênh truyền thông, đầu tư rất nhiều vào quảng cáo, còn công ty ông lại tập trung vào các hội thảo, các chương trình khám chữa bệnh miễn phí. Tại sao ông lại chọn cho mình hướng đi khác như thế?
Doanh nghiệp của tôi đã có chỗ đứng ở Úc, khi quyết định trở về VN đầu tư, chúng tôi có mong muốn ngoài việc kinh doanh. Công ty chú trọng đến vấn đề từ thiện, vấn đề nhân đạo, xuất phát từ chính cái tâm của mình để giúp bà con, giúp người bệnh, tôi muốn cung cấp cho những người dân có thêm kiến thức về bệnh đái tháo đường nói riêng và một số bệnh khác nói chung, cung cấp kiến thức về cách phòng tránh bệnh nhiều hơn. Tức là doanh nghiệp của tôi sẽ đi từ cái gốc để giúp người bệnh hiểu căn nguyên của bệnh và chữa bệnh hiệu quả. Cách mà chúng tôi đang đi tuy chậm nhưng chắc, hướng đến cộng đồng và làm từ thiện. “Vàng thật thì không bao giờ sợ lửa” nên tôi cũng không sợ thất bại với cách mà mình đang làm.
Công ty cổ phần Bảo Ngọc Việt - Úc trao quà cho các bà mẹ VNAH và các đối tượng chính sách trên địa bàn
Ông nghĩ sao trong cuộc cạnh tranh được dự báo sẽ rất khốc liệt của thị trường TPCN?
Chúng tôi tự tin bởi chúng tôi biết mình có thế mạnh và điểm yếu gì. Chúng tôi mạnh về công nghệ, nguồn nguyên liệu và những sản phẩm tốt dành cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó những dòng sản phẩm của chúng tôi từ khâu sản xuất đến khâu phân phối đều được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng sản phẩm theo đúng tiêu chẩn của nước Úc để đưa đến tay người tiêu dùng. Điều đó được minh chứng bằng sự phản hồi tích cực từ phía người tiêu dùng, sản phẩm của công ty ngày một có chỗ đứng trên thị trường.
Cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc trò chuyện thú vị này và chúng tôi cũng hiểu vì sao tên công ty ông lại gắn tên 2 nước Việt – Úc!
Bình luận của bạn