KOL bị cấm sử dụng mạng xã hội vì quảng cáo TPCN như thuốc chữa ung thư

KOL đưa ra ảnh chụp màn hình của một số tờ báo của Mỹ, khẳng định lợi ích của sản phẩm được báo nước ngoài đưa tin, trong một phiên livestream bán hàng - Ảnh: Weibo.

Thủ tướng chỉ đạo xem xét kiến nghị của VAFF về quảng cáo TPCN

Vi phạm quảng cáo thực phẩm chức năng, 2 doanh nghiệp bị xử phạt

Quảng cáo lố TPCN: Phản ánh chân thực hay lừa dối người tiêu dùng?

Hamomax.vn dùng hình ảnh bác sỹ để quảng cáo TPCN Hamomax

Theo SCMP, một người có ảnh hưởng trên mạng (KOL) ở Trung Quốc, người tự nhận là tốt nghiệp Trường Kinh doanh Harvard và là một “nhân vật giàu có”, đã bị cấm tài khoản mạng xã hội sau khi quảng cáo thực phẩm bổ sung sức khỏe như thuốc chữa ung thư.

Blogger thời trang, được biết đến với tên trên mạng “Maiqila”, tự hào có 143.000 người theo dõi trên mạng xã hội Xiaohongshu.

Thông tin từ The Paper (một trang báo điện tử của Trung Quốc) cho biết, phần lớn thu nhập của cô đến từ việc bán các sản phẩm tăng cường sức khỏe, bên cạnh đồ trang sức và mỹ phẩm.

Trong một buổi phát trực tiếp vào giữa tháng 11, Maiqila tuyên bố đã bán được các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trị giá 20 triệu NDT (2,8 triệu USD) chỉ trong một ngày, với doanh thu hàng tuần đạt 260 triệu NDT (36 triệu USD).

Cô quảng cáo các sản phẩm của mình có thể chữa được nhiều loại bệnh và sử dụng các chiến thuật để trốn tránh sự giám sát của cơ quan quản lý như việc sử dụng chữ viết tắt tiếng Anh “CA” để chỉ ung thư, trong khi "thổi phồng" những tác dụng "thần kỳ" của sản phẩm.

Một trong những sản phẩm của cô, thành phần từ quả la hán bán trên thị trường dưới dạng thực phẩm bổ sung viên nén, được quảng cáo là có khả năng loại bỏ nhiều loại u nang và thậm chí cả các khối u ác tính.

Hay sản phẩm khác, một loại bột làm từ cây huyết rồng (hay cây phát lộc), được quảng cáo là có tác dụng chữa các tình trạng liên quan đến tắc nghẽn máu, chẳng hạn như nhồi máu não, nhiễm trùng huyết và ung thư, thậm chí còn điều trị ngộ độc cấp tính.

Ngoài ra, cô này còn quảng bá một loại viên nang lutein như một "phương pháp chữa bệnh thần kỳ" cho bệnh đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp và suy giảm thị lực.

Trang The Paper phát hiện ra rằng không có sản phẩm nào trong số 3 sản phẩm trên có nhãn thuốc trên bao bì.

Cô gái với biệt danh Maiqila, xây dựng hình ảnh một người giàu có và có học thức, tuyên bố doanh thu bán TPCN 36 triệu USD/tuần - Ảnh: Weibo

Cô gái với biệt danh "Maiqila", xây dựng hình ảnh một người giàu có và có học thức, tuyên bố doanh thu bán TPCN 36 triệu USD/tuần - Ảnh: Weibo

Bên cạnh đó, để tạo dựng lòng tin của khách hàng, Maiqila đã đưa ra ảnh chụp màn hình của một số tờ báo tiếng Anh có trụ sở tại Mỹ, khẳng định rằng tác dụng có lợi của sản phẩm của cô đã được truyền thông nước ngoài đưa tin.

Nếu bạn mắc bệnh “nang” và “zhong” (hai chữ tiếng Trung chỉ u nang) hay CA (ung thư), hoặc các vấn đề khác mà bác sĩ không thể giải quyết, các sản phẩm của chúng tôi có thể giúp ích. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn khắc phục những vấn đề này”, Maiqila tuyên bố trong buổi phát trực tiếp của mình.

Hãy mua sản phẩm của chúng tôi và gửi cho người thân hoặc bạn bè mắc bệnh hiểm nghèo. Họ chắc chắn sẽ biết ơn bạn. Bạn đang giúp đỡ người khác và tích đức cho chính mình”, cô nói thêm, theo SCMP.

Vào ngày 25/11, mạng xã hội Xiaohongshu thông báo với The Paper rằng tài khoản của Maiqila đã bị đình chỉ do vi phạm các quy định về quảng cáo sản phẩm. Tài khoản của người này đã bị gắn nhãn là “rủi ro”, và tất cả các video của cô đã bị xóa khỏi nền tảng.

Quảng cáo sai sự thật không phải là chuyện hiếm trong các sự kiện phát trực tiếp (livestream) ở Trung Quốc.

Hai tháng trước, một KOL nổi tiếng của Trung Quốc, Crazy Xiaoyangge, người có 100 triệu người theo dõi trên Douyin (TikTok Trung Quốc), đã bị chính quyền ở tỉnh An Huy phạt gần 70 triệu NDT (9,7 triệu USD) vì quảng cáo sai sự thật liên quan đến một thương hiệu bánh trung thu trong nước và thịt bò cuộn nhập khẩu.

 
Hiệp Nguyễn (Theo SCMP/The Paper)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin