Đâu là "Tiêu chuẩn vàng" để phát hiện sớm bệnh Alzheimer?

Việc đo chỉ số teo, mất của các mô trong vùng hippocampus là "tiêu chuẩn vàng" giúp phát hiện sớm bệnh Alzheimer

Mất trí nhớ sau khi bị muỗi đốt

Mất trí nhớ sau khi bị muỗi đốt

Phòng mất trí nhớ hiệu quả bằng rượu vang và lạc

Kỳ lạ ngôi làng có hàng ngàn người mất trí nhớ

Thay đổi lối sống phòng mất trí nhớ tuổi trung niên

Thiếu vitamin D gây mất trí nhớ

Kỹ thuật mới giúp chẩn đoán sớm và theo dõi sự phát triển bệnh chính xác

Trên một bài báo của tạp chí Alzheimer's and Dementia, TS Liana Apostolova - Trưởng nhóm nghiên cứu bệnh Alzheimer tại UCLA, Giám đốc Thí nghiệm Hình ảnh Thần kinh tại Trung tâm Easton S. Mary và các đồng nghiệp cho biết, cùng với sự phát triển của các loại thuốc giúp phòng ngừa và điều trị bệnh Alzheimer, kỹ thuật mới mà họ phát hiện và phát triển không chỉ "gói gọn" ở phòng thí nghiệm mà trong tương lai sẽ được ứng dụng thực tiễn ra ngoài đời sống, giúp các bác sỹ chẩn đoán sớm, theo dõi được tiến trình phát triển của bệnh nhân Alzheimer một cách chính xác.

Theo TS Liana Apostolova, khoảng 5,3 triệu người ở Mỹ, trong đó có tới 5,1 triệu người có độ tuổi trên 65 đang phải "chung sống" với bệnh Alzheimer. Hơn 10 năm sau, các nhà nghiên cứu ước tính rằng, số lượng người cao tuổi bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này sẽ tăng lên 7,1 triệu người (tăng 40%). Đây là hồi chuông cảnh báo mạnh mẽ cho các chiến lược phòng chống và điều trị mới căn bệnh này.

Mất trí nhớ là một trong những triệu chứng đầu tiên của người đang mắc bệnh Alzheimer. Thông qua cấu trúc hình ảnh cộng hưởng từ (MRI), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự biến động trong sóng điện từ vùng hippocampus của bệnh nhận Alzheimer - một vùng não liên quan đến sự hình thành bộ nhớ - có thể là do sự hình thành và quấn vào nhau của các mảng bám beta-amyloid.

Chụp cộng hưởng từ MRI đã được sử dụng trong các thiết bị lâm sàng và nghiên cứu để chẩn đoán và đánh giá tiến triển của bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, TS Apostolova và các đồng nghiệp lưu ý rằng, kết quả dựa trên chụp MRI không thể chính xác 100% và bằng chứng là một số kỹ thuật MRI có cấu trúc khác nhau hiện đang được sử dụng đều có thể đưa ra các kết quả không giống nhau trên cùng một bệnh nhân.

Ví dụ, nếu chụp MRI có cấu trúc khác nhau trên cùng một vùng hippocampus của một bệnh nhân có thể thấy sự khác biệt trong thể tích lên đến 2.000mm3. Trong khi đó, tổng thể tích trung bình của vùng hippocampus chỉ từ khoảng 3.000 - 4.000mm3. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, không có nghiên cứu nào trước đây khẳng định khối lượng vùng đồi thị tương ứng với thiệt hại của các mô.

Kết quả dựa trên chụp MRI không thể chính xác 100% 

Tương quan mạnh mẽ giữa khối lượng vùng đồi thị và các chỉ số Alzheimer

Từ sự phân tích sâu về các kỹ thuật chụp MRI có cấu trúc phổ biến nhất được sử dụng trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh Alzheimer, các nhà khoa học đã phát triển một kỹ thuật mới giúp loại bỏ những nhược điểm trên. Sáng kiến ​​hình ảnh thần kinh về dấu hiệu của bệnh Alzheimer đã được thiết lập trong một nỗ lực tạo ra một kỹ thuật MRI có cấu trúc rõ ràng để đo độ teo của vùng đồi thị liên quan đến bệnh Alzheimer.

Các nhà khoa học đã sử dụng máy MRI 7 Tesla có khả năng quét mạnh để phân tích não của các bệnh nhân Alzheimer. Sau đó, họ đã đo khối lượng vùng đồi thị của tất cả các bệnh nhân, trước khi đánh giá sự tích tụ của các "tau protein" - là các thể bất thường của protein trong não, khởi đầu cho chuỗi phản ứng gây bệnh Alzheimer - trong mỗi bộ não và sự mất mát của các tế bào não ở vùng hippocampus, đây là hai chỉ số chính để chẩn đoán và theo dõi tiến trình phát triển của bệnh Alzheimer.

Khi đã có dữ liệu, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một mối tương quan mạnh mẽ giữa khối lượng vùng đồi thị với sự tích lũy của các "tau protein" và các tế bào não bị mất đi. Họ cho biết, sự tương quan này giống như một "xác nhận bệnh lý" mà hình thể vùng đồi thị là một "dấu ấn sinh học" của bệnh Alzheimer có giá trị trong việc phát hiện sớm và theo dõi sự tiến triển của căn bệnh này.

TS Apostolova cho biết thêm, đây là một kết quả hoàn toàn xứng đáng cho những năm tháng vất vả nghiên cứu của ông và các cộng sự. Phát hiện trên sẽ trở thành "tiêu chuẩn vàng" trong việc chẩn đoán sớm và theo dõi tiến trình phát triển bệnh một cách chính xác. Bên cạnh đó, nó cũng sẽ là một công cụ mạnh mẽ trong các thử nghiệm lâm sàng để đánh giá hiệu quả của các loại thuốc mới trong việc làm chậm hoặc ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

Theo các nhà khoa học, phương pháp MRI "tiêu chuẩn vàng" này có thể được sử dụng ngay lập tức trong các thử nghiệm lâm sàng, đồng thời thiết lập nhiều nghiên cứu khác liên quan đến bệnh Alzheimer. Ở giai đoạn tiếp theo, nhóm nghiên cứu hy vọng kỹ thuật này sẽ được xác nhận để nó có thể được sử dụng và áp dụng rộng rãi như một giao thức chuẩn trong việc chẩn đoán và theo dõi tiến triển của bệnh.
M.Hiếu H+ (Theo Medicalnew)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Thần kinh