Lạc nội mạc tử cung có thể tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ

Mối liên hệ giữa bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề tim mạch

Điện thoại di động có gây hại cho tim bạn không?

Xét nghiệm máu có thể dự đoán nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ

4 lợi ích của yoga với sức khoẻ tim mạch

Bệnh tim mạch – “Kẻ giết người số 1 thế giới” ngày càng trẻ hóa

Theo trang Yahoo, lạc nội mạc tử cung đang ảnh hưởng đến khoảng 11% phụ nữ tại Mỹ. Bệnh có thể gây ra tình trạng suy nhược, đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, các vấn đề về tiêu hóa, thậm chí là vô sinh.

Trong một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội nghị Tim mạch Châu Âu năm 2024 cho thấy, lạc nội mạc tử cung có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu của những phụ nữ Đan Mạch được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung (từ 1977-2021) với những phụ nữ không mắc bệnh.

Kết quả cho thấy, nhóm phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có nguy cơ đột quỵ cao hơn 20% và đau tim cao hơn 35% so với nhóm người không bị bệnh này. Ngoài ra, nguy cơ rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều) và suy tim cũng cao hơn ở những người bị lạc nội mạc tử cung.

Trước đó, một nghiên cứu năm 2022 được công bố trên Tạp chí Stroke của Hiệp hội Tim mạch Mỹ cũng phát hiện ra rằng, những phụ nữ có tiền sử lạc nội mạc tử cung có khả năng bị đột quỵ cao hơn gần 35% so với những người cùng độ tuổi không có tiền sử mắc bệnh này.

Hay trong nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada, phát hiện những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có khả năng phải nhập viện vì bệnh tim mạch cao hơn so với những người không mắc bệnh.

Mối liên hệ giữa bệnh lạc nội mạc tử cung và các vấn đề tim mạch chưa được hiểu rõ ràng. Tuy nhiên, các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng, bệnh lạc nội mạc tử cung có liên quan đến tình trạng viêm và stress oxy hóa. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

TS.BS Jennifer Wong, làm việc tại Viện Tim mạch MemorialCare (Mỹ) cho biết thêm, tình trạng viêm cũng có thể làm tăng huyết áp và lipid (các thành phần chất béo trong máu), điều này cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch?

Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, một số biện pháp có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ gặp các vấn đề tim mạch, gồm:

- Ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm thực phẩm nguyên chất, nhiều trái cây, rau quả, protein nạc, các loại hạt, đậu và dùng dầu olive, dầu cải để chế biến món ăn.

- Tập thể dục: Người trưởng thành nên tập thể dục cường độ vừa phải 150 phút hoặc hoạt động thể chất mạnh mẽ 75 phút mỗi tuần.

- Tránh thuốc lá: Bao gồm thuốc lá truyền thống và thuốc lá điện tử.

- Ngủ đủ giấc: Bạn cần cố gắng ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm. Điều này thúc đẩy quá trình chữa lành, cải thiện chức năng não và giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

- Kiểm soát cholesterol: Hạn chế đồ ăn và đồ uống có đường, thịt đỏ hoặc thịt chế biến sẵn, đồ ăn mặn, carbohydrate tinh chế và thực phẩm siêu chế biến có thể làm giảm mức cholesterol "xấu".

- Kiểm soát lượng đường trong máu: Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương tim, thận, mắt và thần kinh của bạn theo thời gian, do đó việc theo dõi chỉ số này là rất quan trọng.

- Kiểm soát huyết áp: Điều đó có nghĩa là bạn cần cố gắng giữ huyết áp dưới 120/80mmHg.

 
Lê Tuyết (Theo Yahoo)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp