Cách nhận biết, phân biệt ong vò vẽ và ong mật tránh gặp họa

Ong vò vẽ đốt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như sốc phản vệ, suy đa tạng…

Cách tắm an toàn để bảo vệ sức khỏe trong mùa Hè

Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo hội chứng tử vong đột ngột ở trẻ nhỏ

Podcast: Cẩn trọng với côn trùng cắn, đốt trong thời tiết mùa Hè

6 loại tinh dầu giúp giảm đau, giảm ngứa do côn trùng đốt

Theo BSCKII Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, nọc ong vò vẽ là một hỗn hợp các peptide và các chất trung gian gây viêm như histamin, phospholipase A2 và các acid amin… Trong đó, nọc ong vò vẽ có khoảng 40 thành phần có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng như sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tiêu cơ vân, suy thận cấp…

Mức độ nặng của liều độc phụ thuộc vào loại ong, số nốt và vị trí đốt. Trường hợp người trưởng thành bị ong đốt sẽ được coi là nặng khi bị đốt trên 30 nốt, còn với trẻ em là trên 10 nốt. Nếu không được xử trí kịp thời, nạn nhân rất dễ bị nguy hiểm tới tính mạng.

Nguyên nhân người trưởng thành bị ong đốt thường do tai nạn trong lao động, sinh hoạt, đi rừng hoặc do nuôi ong lấy mật, lấy mật ong rừng. Đối với trẻ em, nguyên nhân thường là do trẻ trêu, nghịch, phá tổ ong (thường là ong vàng hoặc ong vò vẽ), hoặc vô tình bị ong đốt khi đang vui chơi.

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết, phân biệt tốt hơn giữa ong vò vẽ và ong mật:

ong-vo-ve

Trong trường hợp bị ong đốt, cần lấy ngòi ra (nếu có) bằng cách khều nhẹ, hoặc dùng nhíp để lấy ra. Tránh nặn, ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra nhanh hơn. Tiếp theo đó, cần rửa sạch vùng bị đốt bằng xà phòng và nước ấm, sau đó đắp khăn lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng. Lưu ý, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời, đặc biệt nếu thấy có các dấu hiệu như nổi mề đay; Người mệt, tay chân lạnh; Tiểu ít, nước tiểu đỏ; Bị ong vò vẽ đốt trên 10 vết.

Để phòng tránh bị ong đốt, cần thực hiện một số điều sau:

- Đối với trẻ nhỏ, nên có người lớn đi cùng khi cho trẻ ra ngoài chơi.

- Nếu thấy quanh khu vực nhà ở có tổ ong, cần nhờ người có kinh nghiệm tới phá dỡ.

- Cha mẹ cần hướng dẫn trẻ không được chọc, ném, phá tổ ong.

- Các gia đình khi đi dã ngoại không nên mặc các loại quần áo màu sắc sặc sỡ, in hình bông hoa; Tránh dùng các loại đồ ăn, nước uống có vị ngọt do có thể lôi kéo ong đến.

- Tránh leo trèo, hái trái cây có thể dẫn tới tai nạn do té ngã, có nguy cơ bị ong tấn công do vô tình hay cố ý.

- Nếu không may bị ong vò vẽ bay quanh người, hãy thật bình tĩnh, hít thở thật sâu, thở đều, không chạy, không đập ong. Khi ong nhận ra người, ong sẽ bay đi.

 
Vi Bùi (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp