Làm sao ngăn chặn khủng hoảng sức khỏe toàn cầu - bệnh ung thư?

Cộng đồng người bệnh ung trên toàn cầu đang được tiếp cận với nhiều công cụ mới trong điều trị bệnh

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày bạn cần biết

Béo phì, rượu bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột trước tuổi 50

Australia: Đột phá trong nghiên cứu phát hiện sớm ung thư ruột

Bác sĩ chỉ ra 4 dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

Đại dịch COVID-19 làm gián đoạn việc chăm sóc cho người bệnh ung thư

Trước đại dịch, tỉ lệ tử vong do bệnh ung thư có xu hướng giảm ở mức đáng khích lệ. Từ năm 1991 - 2017, tỉ lệ tử vong do ung thư ở Mỹ giảm 29%. Tại châu Âu, từ năm 2014 - 2019, tỉ lệ tử vong do ung thư cũng có xu hướng giảm đều ở cả nam giới và nữ giới.

Việc sàng lọc sớm và tiến bộ trong các công nghệ chẩn đoán, đột phá trong các phương pháp điều trị, cá nhân hóa cho từng người bệnh đã giúp nhiều người được chẩn đoán ung thư sớm hơn, cũng như tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc nhanh hơn.

Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ này, tình trạng bất ổn diễn ra trên toàn cầu do đại dịch COVID-19 đã dẫn đến sự gián đoạn nghiêm trọng trong hoạt động sàng lọc và điều trị ung thư.

Một cuộc khảo sát mới đây từ các nhà khoa học Mỹ cho thấy, hơn 3/4 số người bệnh đang tích cực điều trị ung thư đã phải trì hoãn quá trình chăm sóc sức khỏe của họ do ảnh hưởng của đại dịch. Ngoài ra, Viện Ung Thư Quốc Gia (Mỹ) cũng cảnh báo chỉ riêng việc trì hoãn sàng lọc ung thư vú và ung thư đại trực tràng đã có thể làm tăng 10.000 ca tử vong trong thập kỷ tới.

Tập trung vào sàng lọc có thể giúp chống lại cuộc khủng hoảng ung thư trên toàn cầu

Các chuyên gia nhấn mạnh việc chẩn đoán sớm sẽ giúp cải thiện tỉ lệ sống sót cho người bệnh ung thư. Theo đó, khi phát hiện ung thư trong các giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có nhiều lựa chọn điều trị hơn, việc chăm sóc cũng ít phức tạp hơn. Điều này không chỉ mang lại lợi ích cho người bệnh với việc tiết kiệm được thời gian và tiền bạc, mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho toàn bộ hệ thống y tế.

 

Lấy ví dụ với ung thư phổi - căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của 1,8 triệu người mỗi năm trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh mang lại gánh nặng kinh tế lớn nhất trong tất cả các bệnh ung thư, với gần 19 tỉ EUR được chi mỗi năm cho việc chăm sóc cho người bệnh ung thư phổi, chỉ tính riêng ở châu Âu. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có khoảng 1/5 số người mắc ung thư phổi được chẩn đoán ở giai đoạn I.

nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc sàng lọc ung thư phổi bằng cách chụp CT liều thấp (low-dose CT - LDCT) có thể giúp phát hiện sớm bệnh, từ đó làm giảm đáng kể gánh nặng chi phí và cải thiện cơ hội sống sót cho người bệnh. Theo đó, với những người có các yếu tố nguy cơ nhất định, cứ 320 lần chụp LDCT có thể cứu được 1 mạng sống. Con số này cao hơn nhiều so với việc sàng lọc các bệnh ung thư khác, ví dụ như hơn 800 lần chụp với bệnh ung thư đại trực tràng; Từ 600 - 1.700 lần chụp với bệnh ung thư vú.

Việc tập trung vào sàng lọc ung thư cũng giúp giảm bớt gánh nặng kinh tế đặt lên các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Theo ước tính của các nhà khoa học Mỹ, có thể tiết kiệm tới 26 tỉ USD từ việc chẩn đoán ung thư sớm.

Phát hiện sớm ung thư là con đường hướng tới sự bền vững của hệ thống y tế

Các chuyên gia cho biết, bằng cách tập hợp các kiến thức chuyên môn từ nhiều lĩnh vực, họ có thể tận dụng tiến bộ công nghệ để hỗ trợ cho người bệnh, từ quá trình chẩn đoán tới điều trị. Đặc biệt, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) cho thấy khả năng đầy hứa hẹn trong việc chẩn đoán và điều trị ung thư.

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ứng dụng AI có thể phát hiện thành công tới 93% trường hợp tiến triển bất thường ở phổi. Điều này giúp làm tăng đáng kể khả năng chẩn đoán bệnh. Người bệnh ung thư giờ đây cũng có thể tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe áp dụng các giải pháp kỹ thuật số, từ đó có thể chăm sóc bệnh ngay tại nhà, giảm chi phí điều trị và giảm gánh nặng cho các cơ sở y tế.

Các nhà khoa học nhận định chúng ta đang đứng trước một “ngã rẽ” mới, với việc áp dụng công nghệ hiện đại trong chăm sóc người bệnh ung thư. Ưu tiên cho việc chẩn đoán là rất quan trọng để giúp phát hiện bệnh sớm, nâng cao cơ hội sống cho người bệnh. Bằng cách đi theo hướng đi mới này, chúng ta có thể ngăn chặn một cuộc khủng hoảng sức khỏe mới do bệnh ung thư gây nên.

Vi Bùi (Theo Weforum)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư