Virus gây bại liệt lại chữa được ung thư?

Liệu pháp sử dụng virus với đích ung thư đã được quan tâm trong khoảng 1 thế kỷ nay

Tại sao lại trì hoãn điều trị cho ung thư tuyến tiền liệt phát triển chậm?

Video: Cách phòng tránh bệnh ung thư từ BS Bệnh viện K

Uống nước đu đủ nổi váng chữa bệnh ung thư và cái kết di căn

Video: Bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào?

Các nhà khoa học tại trường Đại học Duke cho biết ý tưởng về đích ung thư với virus đã có được khoảng 100 năm nay.

Để chống lại ung thư ở người, virus phải được nhắm vào các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Nhưng, cùng với đó chúng cũng phải được đảm bảo an toàn với cơ thể. Để thực hiện nhiệm vụ này, chỉ một vài virus được lựa chọn và đưa vào nghiên cứu.

Các nhà khoa học tại Đại học Duke, dẫn đầu bởi Tiến sỹ sinh học phân tử Matthias Gromeier, đã đạt được điều này bằng kỹ thuật di truyền trên virus gây bại liệt. Nhóm nghiên cứu của ông đã thực hiện các thử nghiệm lâm sàng đối với các tế bào u não thần kinh đệm Glioblastoma.

Glioblastoma là khối u bắt nguồn từ các tế bào hình sao, các tế bào này tạo nên các mô hỗ trợ của não. Họ loại bỏ khả năng gây bệnh của virus và thay vào đó bằng một đoạn gene mã hóa từ virus gây cúm. Họ thực hiện kỹ thuật di truyền trên virus được đặt tên là PVS-RIPO, lây nhiễm tự nhiên lên gần như tất cả tế bào ung thư, vì các thụ thể trên tế bào cho virus gây bại liệt được sử dụng để cho phép virus xâm nhập – là có mặt trên hầu hết tế bào ung thư.

PVS-RIPO tiêu diệt tế bào ung thư, trong khi những tế bào thường không bị ảnh hưởng bởi khả năng của nó có thể sinh trưởng và tiêu diệt phụ thuộc và những bất thường sinh hóa chỉ tồn tại trong tế bào bệnh.

Các nhà khoa học đã ứng dụng kỹ thuật di truyền bằng cách loại bỏ yếu tố gây bệnh của virus và thay vào đó một đoạn gene mã hóa của virus gây cảm.

Tuy nhiên, có một nguy cơ cho việc thay đổi virus gây bại liệt này là nó có thể trở nên khá nhạy cảm với hệ miễn dịch của bệnh nhân.

Tiến sỹ Gromeier đã trả lời trên CBS New rằng: “Các tế bào ung thư ở người phát triển một lá chắn bảo vệ làm cho chúng vô hình với hệ miễn dịch. Bằng cách gây nhiễm virus cho khối u, chúng tôi thực sự đã loại bỏ lá chắn bảo vệ này và cho phép hệ thống miễn dịch có thể tấn công chúng”. Các nhà khoa học tin rằng, quá trình này không những gây tổn thương thực tế, mà còn cho phép hệ thống miễn dịch tự do tấn công bệnh và tiêu diệt tế bào ung thư.

Trong số các bệnh nhân, một người có tên là Stephanie Lipscomb đã thử nghiệm liệu pháp này năm 2011. Khối u Glioblastoma của cô ấy đã giảm trong vòng 21 tháng trước khi hoàn toàn biến mất.

Ba năm sau, các cuộc kiểm tra đã cho thấy không còn tế bào ung thư hoạt động nào trong cơ thể cô ấy.

Ngân Giang H+ (Theo DailyMail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất