- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Loãng xương khiến chị em đau mỏi cột sống
Vì sao phụ nữ mãn kinh thường hay bị loãng xương?
Khắc phục loãng xương ở phụ nữ mãn kinh
Tuổi mãn kinh tăng nỗi lo tim mạch
Tại sao phụ nữ mãn kinh hay bị viêm âm đạo?
Uống sữa không phòng được loãng xương
Chị Mai H. (51 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) hay bị nhức mỏi tay chân. Ngồi lâu thì mỏi lưng, đau cột sống. Nhiều hôm đau quá chị còn không cúi xuống được. Nghĩ là do thiếu vận động nên mỗi chiều, chị đều dành ra 30 phút chạy hoặc đi bộ quanh khu nhà.
Dù không thích sữa, nhưng để xương chắc khỏe, chị cũng chịu khó uống thêm sữa bổ sung calci, mỗi ngày từ 2 – 3 ly. Thế nhưng, mới đây, khi đi khám sức khỏe, chị tá hỏa khi bác sỹ kết luận: Chị bị loãng xương. Chị Mai H. không hiểu tại sao chị lại bị như thế, dù đã chịu khó vận động, bổ sung calci hàng ngày.
Mới đây, khi nói chuyện với một bác sỹ phụ sản, chị mới biết, nhiều phụ nữ cùng độ tuổi như chị cũng bị loãng xương, nguyên nhân là do đã bước vào giai đoạn mãn kinh, nên chỉ uống sữa bổ sung calci là chưa đủ.
Tại sao phụ nữ mãn kinh lại hay bị loãng xương?
Phụ nữ mãn kinh hay bị loãng xương là do sự sụt giảm của hormone nội tiết tố estrogen bên trong cơ thể, bởi lúc này, buồng trứng bị suy giảm chức năng hoạt động, kém hoặc không còn tiết nội tiết tố estrogen nữa. Nội tiết tố estrogen tác động lên xương là một quá trình tương đối phức tạp.
- Estrogen thúc đẩy, kéo dài tuổi thọ và làm tăng số lượng của các tế bào tạo xương.
- Estrogen hạn chế sự sinh trưởng của các tế bào hủy xương, làm giảm đi quá trình hủy xương.
- Estrogen tác động lên ruột, làm tăng sự hấp thu calci trong thức ăn, tăng vận chuyển calci từ máu vào xương, giúp xương chắc khỏe hơn.
Chính bởi vậy, khi lượng estrogen sụt giảm, sẽ dẫn đến loãng xương và giòn xương.
Loãng xương khiến lưng bị còng xuống, đi lại khó khăn
Bổ sung estrogen phòng loãng xương như thế nào?
Loãng xương ở phụ nữ mãn kinh có thể phòng ngừa đơn giản bằng cách bổ sung thêm nội tiết tố estrogen mà cơ thể đang thiếu hụt, để giảm sự hình thành các tế bào hủy xương, tăng tế bào tạo xương, thúc đẩy hấp thụ calci từ thức ăn hoặc sữa.
Tuy vậy, nhiều nghiên cứu đã cho thấy, bổ sung estrogen trực tiếp vào cơ thể lại là giải pháp không an toàn, làm tăng nguy cơ bị ung thư. Để tránh nguy cơ này, chị em nên bổ sung nội tiết tố pregnenolone (“cội nguồn” nội tiết tố, sản sinh ra hormone estrogen, progesterone và testosterone) qua các sản phẩm thực phẩm chức năng chiết xuất từ thảo dược và các hoạt chất sinh học như Pregnenolone, Delta-Immune, DHEA…
An An H+
Bình luận của bạn