Vitamin D cần thiết cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần
Điểm danh 10 thực phẩm giàu vitamin C hơn cam
5 dấu hiệu cơ thể thiếu hụt vitamin B12
Vitamin D có thể giảm đến 76% nguy cơ mắc đái tháo đường
Tăng nguy cơ trầm cảm khi thiếu vitamin D
Lợi ích sức khỏe của vitamin D
Vitamin D là loại vitamin tan trong chất béo, bao gồm các vitamin D1, D2 và D3. Cơ thể thiếu hụt vitamin D có thể dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe.
Mật độ xương
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thu calci tại xương và răng, giúp tăng cường mật độ xương. Thiếu vitamin D là một trong những nguyên nhân dẫn tới còi xương ở trẻ và loãng xương ở người lớn.
Tình trạng viêm
Vitamin D giúp điều hòa chức năng miễn dịch cũng như hiện tượng viêm trong cơ thể. Nếu hệ miễn dịch bị kích thích quá mức, các cytokine tràn ngập trong máu gây nên các các phản ứng viêm. Nồng độ vitamin D trong máu thấp cũng có liên quan tới các rối loạn tự miễn và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm.
Hen phế quản (hen suyễn)
Một số thử nghiệm lâm sàng cho thấy, bổ sung vitamin D giúp giảm mức độ nghiêm trọng, cũng như triệu chứng của cơn hen phế quản.
Các rối loạn cảm xúc
Không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, một vài nghiên cứu cho thấy, vitamin D còn đóng vai trò quan trọng với tâm lý. Nồng độ vitamin D thấp có liên quan tới trầm cảm và một số rối loạn cảm xúc như lo âu. Đặc biệt, thai phụ thiếu vitamin D trong thai kỳ có nguy cơ cao mắc trầm cảm sau sinh.
Khi đó, sử dụng thực phẩm bổ sung vitamin D có thể giúp cân bằng cảm xúc, giảm thiểu các triệu chứng lo âu, trầm cảm.
Đái tháo đường
Vitamin D tham gia điều hòa nồng độ insulin trong máu, nhờ đó có thể cải thiện tình trạng kháng insulin ở người mắc đái tháo đường type 2.
Chức năng nhận thức
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu vitamin D có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, đặc biệt là ở người lớn tuổi. Bổ sung vitamin D hợp lý có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ sa sút trí tuệ.
Ai nên bổ sung vitamin D qua đường uống?
Xét nghiệm nồng độ vitamin D huyết thanh hay hàm lượng 25(OH)D trong máu là chẩn đoán giúp xác định bạn có thiếu hụt vi chất quan trọng này hay không.
Ngoài ra, một số triệu chứng thường gặp ở người thiếu hụt vitamin D gồm: Mệt mỏi, đau xương và cơ, vết thương khó lành, rụng tóc, tâm trạng thay đổi, hệ miễn dịch yếu… Đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D gồm: Người không thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, người cao tuổi, người béo phì, người ăn chay hoặc mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin D.
Liều lượng bổ sung vitamin D
Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị dành cho người Việt Nam 2016, và tương tự tại Mỹ, Malaysia và Ấn Độ: Trẻ dưới 1 tuổi cần bổ sung 400 IU vitamin D/ngày, trẻ 1 đến 18 tuổi cần bổ sung 600 IU vitamin D/ngày. Dưới đây là khuyến cáo cụ thể của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) cho từng lứa tuổi, giới tính:
Nếu chỉ ăn các thực phẩm tự nhiên và tắm nắng thì không có nguy cơ thừa vitamin D. Tuy nhiên, khi uống bổ sung vitamin D hoặc ăn các thực phẩm bổ sung vitamin D, bạn cần sử dụng đúng liều lượng để tránh các tác dụng phụ như: Tăng nồng độ calci trong máu, cường tuyến cận giáp, các bệnh về thận.
Giới hạn bổ sung vitamin D ở trẻ em < 6 tháng là 1000 IU/ngày, ở trẻ 6-12 tháng là 1500 IU/ngày, trẻ 1-2 tuổi là 2500 IU/ngày, trẻ 3-7 tuổi là 3000 IU/ngày, và từ 8 tuổi trở lên là 4000 IU/ngày. Phụ huynh tuyệt đối không tự ý tăng liều bổ sung vitamin D cho trẻ mà không có hướng dẫn của bác sỹ.
Lưu ý rằng, bổ sung vitamin D không thể ngay lập tức "điều trị" bất cứ vấn đề sức khỏe nào mà bạn đang gặp phải. Các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng vitamin đúng liều lượng, đều đặn trong vòng ít nhất 8-12 tuần. Người bị thiếu hụt vitamin D có thể nhận thấy sức khỏe cải thiện sau khoảng vài tuần.
Bình luận của bạn