3 điều nên tránh khi mụn bùng phát

Chăm sóc đúng cách giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm và ngăn ngừa sẹo do mụn

5 sai lầm trong ăn uống làm tổn hại đến làn da

Mọc mụn trứng cá có phải do rối loạn nội tiết?

Thực phẩm giàu biotin giúp tóc chắc khỏe, giảm gãy rụng

5 thói quen làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá

Danielle Gronich, Giám đốc điều hành và đồng sáng lập của CLEARSTEM Skincare, chủ sở hữu của Phòng khám trị mụn San Diego (California, Hoa Kỳ) chia sẻ về 3 điều bạn cần lưu ý chăm sóc da khi đang bùng phát mụn:

Không chạm vào da

Điều chắc chắn không nên làm khi đang nổi mụn là nặn mụn. Vì việc này có thể để lại sẹo mụn trên da trong nhiều tháng, thậm chí trong nhiều năm. Điều này là do khi chạm lên mặt, bạn đang tạo những vết dầu từ bộ phận này sang bộ phận khác, dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông bị và bùng phát mụn trứng cá.

Tránh ăn những chất kích thích mụn

Theo Gronich, khi bị mụn trứng cá, bạn cần loại bỏ một số loại thực phẩm có khả năng khiến tình trạng mụn trầm trọng hơn, điển hình là các sản phẩm bơ sữa và đạm váng sữa (whey protein) ra khỏi chế độ ăn uống.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), các nghiên cứu cho thấy mối tương quan giữa việc uống sữa bò và nổi mụn. Whey và casein là những protein trong sữa kích thích sự tăng trưởng ở bê và người khi uống vào. Khi vào cơ thể, một loại hormone gọi là IGF-1 được giải phóng, được biết đây là yếu tố gây mụn. AAD cũng cho biết thêm, bạn có thể cân nhắc áp dụng chế độ ăn ít đường vì có thể giảm mụn.

Chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng là cách tránh viêm cho da

Chăm sóc hệ tiêu hóa khỏe mạnh cũng là cách tránh viêm cho da

Bạn cũng cần chú ý đến mối liên hệ giữa đường ruột và tình trạng mụn. Khi đường ruột khỏe mạnh và hệ tiêu hóa tốt hơn, bạn sẽ ít bị viêm hơn, do đó ít bị mụn hơn. Bạn có thể uống men tiêu hóa, giấm táo, nước chanh nóng trước bữa ăn.

Nhưng bạn không nên uống uống nước lạnh khi ăn vì nước lạnh làm chậm toàn bộ hệ tiêu hóa bằng cách hạn chế lưu lượng máu đến dạ dày và ruột, làm chậm quá trình tiết enzyme, do đó có thể khiến hệ bạch huyết (một phần của hệ miễn dịch) và quá trình trao đổi chất hoạt động chậm hơn.

Không uống quá nhiều vitamin

Sự khỏe mạnh từ bên trong cũng rất quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng hơn những gì bạn thoa lên da khi bị mụn. Theo Gronich, bạn cần tránh dùng nhiều vitamin D, B12, biotin và kẽm vì nếu lạm dụng, chúng ta có thể kích hoạt testosterone - hormone gây ra mụn trứng cá nội tiết.

Trong đó, biotin được biết đến với khả năng giúp tóc, da và móng khỏe mạnh, nhưng bạn cần bổ sung một cách hợp lý. Các loại vitamin dành cho tóc, da và móng phần lớn đều nhiều biotin có thể khiến da trầm trọng hơn, đặc biệt ở người dễ bị mụn. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo sử dụng silica dạng lỏng (chất bổ sung khoáng chất).

Gronich cũng gợi ý bạn nên hạn chế dùng ashwagandha (nhân sâm Ấn Độ) khi bị mụn vì cũng có thể làm tăng mức testosterone.

 
Nguyễn Thanh (Theo Wellandgood)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu