- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Mang thai sau tuổi 30 là một thử thách của nhiều phụ nữ
9 nguyên nhân hàng đầu gây sẩy thai
Bệnh nhân bị suy thận có thể sinh con không?
"Bầu bí" còn mắc sỏi mật, phải làm sao?
4 lý do bà bầu nên tiêm phòng cúm
Chuyên gia dinh dưỡng Christa Orecchio và chuyên gia trị liệu bằng liệu pháp vi lượng đồng căn Willow Buckley - hai tác giả của cuốn sách “How To Conceive Naturally: And Have a Healthy Pregnancy After 30" (Tạm dịch: Làm thế nào để thụ thai tự nhiên và có một thai kỳ khỏe mạnh sau 30), có những cách tự nhiên để làm mẹ an toàn ở độ tuổi này.
"Nhiều phụ nữ trong độ tuổi 30, 40 phải làm đủ mọi cách để có được một mụn con mà không phải ai cũng thành công. Chúng tôi thấy rằng có những loại thực phẩm mà các cặp vợ chồng nên sử dụng để tăng khả năng thụ thai. Nếu bạn bỏ đi những gì cơ thể không cần và cung cấp những cái nó thiếu, bạn sẽ đạt được trạng thái cân bằng và việc thụ thai sẽ dễ dàng hơn", Christa Orecchio cho biết.
Theo hai chuyên gia, dưới đây là những điều bạn nên xem xét nếu có ý định mang thai sau 30 tuổi:
1. Việc chuẩn bị mang thai không phải của riêng phụ nữ
Khả năng thụ thai sau tuổi 30 thấp hơn khi cả hai còn trẻ
Mặc dù phụ nữ là người sẽ mang nặng đẻ đau nhưng nam giới đóng vai trò không thể thiếu trong việc tạo ra một em bé. Các quý ông nên ăn những loại thực phẩm có thể cải thiện chất lượng tinh trùng. Chuyên gia dinh dưỡng Orecchio gợi ý viên nang sữa ong chúa (làm từ phấn ong) cho cả hai vợ chồng và bột maca đen (dạng trà) cho nam giới để thụ thai dễ hơn.
Nam giới cũng nên tránh các loại đồ uống có cồn và các thực phẩm gây hại cho tinh trùng. "Dinh dưỡng thích hợp là nền tảng của sức khỏe hệ sinh sản", Christa Orecchio và Willow Buckley cho biết, "dinh dưỡng trước khi sinh cũng quyết định sự phát triển về thể chất và khuynh hướng mắc bệnh của em bé. Hãy thay thế các thực phẩm chế biến sẵn bằng thực phẩm tươi sống bất cứ khi nào có thể".
2. Yếu tố tinh thần cũng quan trọng không kém
Tâm trạng, suy nghĩ của bạn cũng quan trọng không kém những gì bạn đưa vào cơ thể. Nguyên nhân là do tình trạng căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể, không loại trừ thai nhi. Em bé có thể cảm nhận được tâm trạng không tốt của người mẹ, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.
Mỗi ngày, hãy dành chút thời gian để trò chuyện cùng em bé trong bụng
Ngoài ra, hãy dành chút thời gian vào mỗi buổi sáng hoặc buổi tối để "nói chuyện" với con, hãy cho bé biết bạn háo hứng mong chờ ngày con chào đời thế nào, rồi bạn đã chuẩn bị những gì cho ngày đó.
3. Thai kỳ an toàn cần tới năm tam cá nguyệt, không phải ba
Ba tam cá nguyệt (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ) là các giai đoạn được phân chia theo thời gian mang thai. Tuy nhiên, Orecchio và Buckley cho rằng 3 tháng trước khi thụ thai và 3 tháng sau khi sinh cũng vô cùng quan trọng. Trước khi mang thai, bạn cần 3 tháng chuẩn bị về thể chất, tinh thần; Sau khi sinh, bạn cần thời gian để cân bằng nội tiết tố và ổn định thể trạng.
4. Hãy "yêu" đường tiêu hóa
Để hấp thu tốt các chất dinh dưỡng từ thực phẩm, thực phẩm chức năng, bạn cần có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Orecchio cho rằng phụ nữ nên bổ sung probiotics (lợi khuẩn) đa chủng trong 90 ngày trước khi thụ thai để cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột.
Bình luận của bạn