Chứng mất ngủ có thể khiến bạn trở nên mệt mỏi, căng thẳng, thậm chí có thể gây bệnh trầm cảm.
Cắt giảm giờ ngủ và 9 hậu quả không ngờ
Mãn kinh + Mất ngủ = Chết sớm?
Đau ngực và mất ngủ: Dấu hiệu nguy hiểm nhưng thường bị bỏ qua
Melatonin – “Hormone của bóng tối”
Lầm tưởng 1: Chứng mất ngủ là không phổ biến
Thực tế: Mất ngủ rất phổ biến và là một trong những vấn đề về giấc ngủ thường gặp nhất, đặc biệt là ở những người lớn tuổi.
Hệ thống sinh học là cơ chế để giữ cho cơ thể có thể hoạt động liên tục 24 giờ, trong đó có việc đảm bảo cơ thể được ngủ đủ giấc. Hệ thống sinh học gặp vấn đề có thể là nguyên nhân gây ra hoặc góp phần vào vấn đề giấc ngủ. Tình trạng mất ngủ thường được gây ra bởi nhiều nguyên nhân như gặp vấn đề tinh thần trong cuộc sống, tác dụng phụ của thuốc men, và các thói quen không lành mạnh khác.
Tình trạng mất ngủ thường xảy ra khi nhịp sinh học bị rối loạn.
Tình trạng mất ngủ thường trở nên trầm trọng hơn do hành vi và thói quen ngủ không lành mạnh. Đối với những người bị mất ngủ kinh niên, hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên đi ngủ và thức dậy vào một thời điểm cố định. Ngoài ra, việc nằm trên giường cố gắng để ngủ trong thời gian dài thực sự có thể gây nên bệnh mất ngủ.
Lầm tưởng 2: Ánh sáng vào ban đêm không làm gián đoạn giấc ngủ
Thực tế: Có một số liên kết đáng lo ngại giữa việc sử dụng điện thoại vào ban đêm và giấc ngủ.
Ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử như TV, điện thoại và màn hình máy tính có thể ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống sinh học vì chúng ức chế sự tiết ra melatonin của não bộ. Sử dụng điện thoại thường xuyên trước giờ ngủ có thể gây khó ngủ.
Sử dụng các thiết bị điện tử trước khi ngủ là nguyên nhân gây khó ngủ, mất ngủ.
Thư giãn trước khi đi ngủ là một thói quen tốt có thể giúp bạn dễ ngủ hơn. Hầu hết những người làm việc tới 10 giờ đêm và đi ngủ lúc 11 giờ đều gặp tình trạng mất ngủ. Điều này là bởi não bạn vẫn đang trong chế độ hoạt động. Bạn cần một thời gian cho não quen với việc nghỉ ngơi trước khi bắt đầu giấc ngủ.
Lầm tưởng 3: Melatonin có thể giúp hầu hết những người bị mất ngủ
Thực tế: Melatonin không phải luôn tốt trong hầu hết các trường hợp mất ngủ.
Mỗi đêm, hệ thống sinh học của cơ thể giải phóng ra melatonin - một chất hóa học giúp truyền các tín hiệu não và giúp cơ thể đi vào giấc ngủ. Mặc dù được sản xuất tự nhiên trong cơ thể người, melatonin cũng là một thành phần trong các loại liệu pháp trợ giúp giấc ngủ phổ biến.
Melatonin có thể giúp đỡ những người có vấn đề về nhịp sinh học, chẳng hạn như ngủ kém liên quan đến lệch múi giờ hay những người thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử vào ban đêm. Nhưng vì hầu hết các trường hợp mất ngủ không liên quan đến vấn đề về nhịp sinh học, melatonin sẽ không hỗ trợ được nhiều cho hầu hết các tình trạng mất ngủ.
- Thư giãn trước khi đi ngủ
- Ngủ đủ mức bạn cần để cảm thấy tỉnh táo và khỏe mạnh, nhưng không ngủ nhiều hơn
- Luyện tập thể dục đều đặn
- Cố gắng đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày
- Không uống rượu để hỗ trợ tình trạng mất ngủ
- Giữ phòng ngủ của bạn tối nhất có thể
Bình luận của bạn