- Chuyên đề:
- Cải thiện trí nhớ
Mất trí nhớ là căn bệnh "đáng sợ hơn cả cái chết" ở người cao tuổi
Thạch tùng răng - Hướng đi mới trong điều trị bệnh Alzheimer
Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc Alzheimer
Kết hợp Đông Tây y trong điều trị mất trí nhớ cho người cao tuổi
Điều trị Alzheimer: Thay đổi trước khi quá muộn
Ước tính, có 44 triệu người trên toàn thế giới đang phải sống chung với bệnh mất trí nhớ Alzheimer và những hậu quả khắc nghiệt của nó. Các chuyên gia cảnh báo rằng, nếu không hành động kịp thời, trong 35 năm nữa (năm 2050), con số này sẽ tăng gấp đôi.
"Dự trữ trí nhớ" bằng cách đọc nhiều sách báo là phương pháp dự phòng bệnh Alzheimer
Từ năm 24 tuổi đến năm 80 tuổi, trọng lượng của bộ não giảm khoảng 20% và lưu lượng máu đến các cơ quan trọng yếu cũng giảm mức tương tự. Hơn nữa, khi già đi, thùy não cũng bị teo lại và khiến người bệnh giảm khả năng ghi nhớ, giải quyết vấn đề, ra quyết định và tập trung.
Dưới đây là những cách giúp bảo vệ sức khỏe của bộ não, giảm nguy cơ mắc các bệnh thần kinh, đặc biệt là bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
1. Luôn thử thách tinh thần
Mới đây trên Tạp chí Thần kinh học vừa đăng tải một nghiên cứu cho thấy, nếu bộ não luôn luôn được thử thách thông qua việc đọc, viết và các hoạt động khác sẽ làm chậm 15% tốc độ suy giảm trí nhớ.
2. Tăng tính mềm dẻo thần kinh (Neuroplasticity)
Tính mềm dẻo thần kinh ảnh hưởng đến sự kết nối của các tế bào thần kinh với nhau và chức năng của chúng.
Tăng tính mềm dẻo thần kinh sẽ giúp các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả hơn và ngăn ngừa mất trí nhớ, sa sút trí tuệ. Có thể tăng tính mềm dẻo thần kinh bằng cách: Luôn trải nghiệm và học tập những điều mới lạ kết hợp với việc bổ sung các chất giúp củng cố, tăng cường hoạt động của chất trung gian dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Cơ thể con người vẫn luôn sản sinh ra một loại enzyme có tên là acétylcholinestérase gây ra sự suy thoái của chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine. Hiện nay hoạt chất Huperzin có trong cây Thạch tùng răng là một trong số ít những hoạt chất có khả năng ức chế việc sản sinh ra loại enzyme này.
3. Tránh căng thẳng
Căng thẳng, kích động sẽ làm tăng các hormone adrenalin và cortisol có hại cho chức năng não. Mặc dù các hormone này chỉ được tiết ra trong thời gian rất ngắn nhưng nếu tình trạng căng thẳng xảy ra thường xuyên, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tập trung.
Quá nhiều cortisol cũng gây hại cho các tế bào ở vùng hippocampus – khu vực chịu trách nhiệm tiếp thu, phân tích và ghi nhớ thông tin của não bộ.
4. Ăn thông minh
Các nhà nghiên cứu Thụy Điển phát hiện ra rằng ăn nhiều trái cây và rau củ (khoảng 500gr/ngày) ở độ tuổi trung niên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ, sa sút trí tuệ trong 30 năm sau đó.
Nghiên cứu sâu hơn cho thấy ăn nhiều cà rốt, rau họ cải, trái cây họ cam quýt và bánh mỳ giàu chất xơ giúp tăng cường khả năng nhận thức.
5. Áp dụng chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn Địa Trung Hải với nhiều cá là cách tuyệt vời để bảo vệ sức khỏe não bộ. Chế độ ăn Địa Trung Hải sẽ chú trọng ăn nhiều các loại thực phẩm như rau củ quả, các loại hạt, cá, dầu olive và một lượng vừa phải rượu vang đỏ. Bên cạnh đó, người Địa Trung Hải cũng tiêu thụ ít các thực phẩm chế biến, tinh bột, đồ ngọt, chocolate và thịt đỏ.
6. Bổ sung vitamin B12, B9
Những người có lượng vitamin B12 trong não thấp có nguy cơ bị giảm trọng lượng não bộ cao hơn 6 lần so với những người đủ vitamin B12.
Vitamin B12 có nhiều trong thịt (đặc biệt là gan), cá, sò, thịt gia cầm, trứng, sữa, sữa chua và ngũ cốc ăn sáng tăng cường B12.
Vitamin B9 (Folate) cũng rất quan trọng cho các hoạt động của não. Folate có nhiều trong gan, rau lá màu xanh đậm, đậu lăng, đậu đen, súp lơ xanh, trứng, cà chua, nước cam tươi và dâu tây.
7. Đi bộ 45 phút 1 lần, 3 lần mỗi tuần
Đi bộ nhanh trong 45 phút, ba lần mỗi tuần giúp cải thiện hoạt động não và tăng khả năng duy trì sự chú ý.
Tiêu Bắc H+ (Theo Dailymail)
Bình luận của bạn