Thói quen khiến bạn mất các vitamin, khoáng chất quan trọng

Hãy thay đổi một số thói quen dưới đây để đảm bảo sức khỏe của bạn!

Thực phẩm nào giàu vitamin B12 tốt cho người ăn chay?

Bé hay bị bầm tím có phải do thiếu vitamin?

Người bị run tay cần bổ sung các vitamin, khoáng chất nào?

5 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu khoáng chất và vitamin

Uống trà, cà phê gần bữa ăn

Các hợp chất tannin trong trà và acid chlorogenic trong cà phê có thể làm giảm khả năng hấp thụ các vitamin, khoáng chất như kẽm, magne, calci… trong thực phẩm. Cụ thể, nếu bạn uống cà phê trong vòng 1 giờ trước/sau khi ăn, khả năng hấp thụ sắt của bạn sẽ giảm tới 80%.

Tốt hơn hết, bạn nên hạn chế uống trà, cà phê gần các bữa ăn. Nếu uống bổ sung men vi sinh, lưu ý không uống nước nóng hay ăn các thực phẩm nóng để hạn chế nguy cơ các lợi khuẩn bị tiêu diệt.

Các loại đồ uống nóng có thể làm giảm tác dụng của men vi sinh

Thực phẩm giàu chất xơ

Một số thực phẩm giàu chất xơ như đậu Hà Lan, một số loại hạt và bánh mì không dùng men có chứa nhiều bran và phytates - các hợp chất có thể tạo liên kết với các khoáng chất trong thực phẩm, khiến cơ thể không hấp thụ tốt các khoáng chất này.

Tình trạng này có thể làm giảm khả năng hấp thụ kẽm, calci, mangan, đặc biệt là sắt trong các thực phẩm có nguồn gốc thực vật.

Bánh mì được lên men sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ khoáng chất

Tốt hơn hết, bạn nên chuyển sang các thực phẩm giàu chất xơ đã được lên men, do các loại nấm men có thể giúp phân hủy phytates, ngăn chặn sự liên kết với các khoáng chất trong thực phẩm. Bổ sung đủ calci và vitamin C cũng có thể làm tăng khả năng hấp thụ sắt trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật.

Kem chống nắng

Dùng quá nhiều kem chống nắng hoặc ít tiếp xúc với ánh mặt trời có thể khiến bạn dễ thiếu hụt vitamin D, khiến xương khớp trở nên suy yếu do cơ thể không thể hấp thụ nhiều calci từ thực phẩm.  

Tăng cường các hoạt động ngoài trời hoặc uống bổ sung vitamin D có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này. Theo các chuyên gia Anh, những người ít có thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời nên bổ sung 10mgr vitamin D3 mỗi ngày để bổ sung đủ lượng cơ thể cần.

Thuốc tránh thai

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các chuyên gia đang lo ngại việc sử dụng thuốc tránh thai có thể làm giảm lượng acid folic, vitamin B2, B6, B12, vitamin C, E, magne, selen và kẽm ở phụ nữ.

Hormone estrogen và progestogens trong các loại thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng tới thận và sự cân bằng muối và chất lỏng trong cơ thể. Cụ thể, chúng có thể khiến cơ thể giữ nước, làm loãng máu và làm giảm nồng độ các vi chất dinh dưỡng trong cơ thể.

Tốt hơn hết, bạn nên cố gắng bổ sung thêm các vitamin, khoáng chất trong các loại trái cây, rau củ (đặc biệt là các loại rau họ cải). Hướng tới mục tiêu ăn ít nhất 5 phần rau củ/ngày (mỗi phần khoảng 75gr rau củ) sẽ giúp bạn bổ sung vitamin, khoáng chất khi dùng thuốc tránh thai.

Vi Bùi H+ (Lược dịch theo DailyMail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp