Mẹo giảm đau khớp khi trời lạnh

Thời tiết lạnh khiến những cơn đau do bệnh viêm khớp trở nên trầm trọng hơn

Những loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm khớp vảy nến

Viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát bệnh

Làm sao để phòng ngừa viêm khớp vảy nến tiến triển?

Sử dụng thảo dược giúp cải thiện bệnh viêm khớp vảy nến

Theo Integrisok có một số mẹo đối phó với những cơn đau do viêm khớp hiệu quả, cụ thể:

1. Luôn giữ ấm cơ thể

Lạnh và ẩm ướt chính là yếu tố thúc đẩy cơn đau nhiều hơn ở xương, khớp. Do đó, việc đầu tiên để “chống chọi” với các cơn đau do bệnh viêm khớp gây ra là giữ ấm cơ thể nói chung và làm ấm khớp nói riêng. Bạn nên quàng khăn, đeo găng tay, đi tất, mặc quần áo dày dặn giữ ấm cho cơ thể và giúp các khớp không bị cứng do lạnh.

2. Chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp. Người bệnh cần chú ý bổ sung đầy đủ protein và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D; Ăn nhiều thực phẩm chứa calci như sữa, các loại đậu. Bên cạnh đó nên bổ sung thêm thực phẩm chứa omega-3 như cá hồi, các loại hạt, rau lá xanh hay cải xoăn.

Hạn chế các thực phẩm chất béo cao, thực phẩm có tính kích thích, đông lạnh, hải sản và các sản phẩm quá chua, quá mặn (lạc, rượu trắng, các loại rau củ, trứng…).

3. Tập thể dục thường xuyên

Khi bị viêm khớp, nhiều người thường không thích vận động và cho rằng việc vận động sẽ tạo áp lực lên cơ thể. Tuy nhiên, các bài thể dục nhẹ nhàng có thể làm giảm đau cơ và khớp, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội và đạp xe.

Bên cạnh đó, yoga cũng là một lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, trước khi thực hiện một bài tập nào, bạn cần tham khảo ý kiến bác sỹ.

4. Bổ sung vitamin D

Những người bị viêm khớp thường có hàm lượng vitamin D thấp. Do đó, khi thiếu loại vitamin này sẽ dẫn đến việc gia tăng các triệu chứng của bệnh về xương khớp. Theo Integrisok, cả phụ nữ và nam giới nên bổ sung khoảng 600 IU (IU- International unit, đơn vị quốc tế, 1 IU tương ứng với 0,025 μg vitamin D) vitamin D mỗi ngày, bằng cách bổ sung qua các loại thực phẩm như ngũ cốc hoặc dầu gan cá.

5. Không uống soda

Đường fructose có trong đồ uống này có thể làm tăng nồng độ acid uric trong máu, góp phần gây viêm khớp. Bạn nên thử uống nước chanh, trà nóng hoặc các lựa chọn thay thế ít đường khác.

6. Ngủ đủ giấc

Một đêm ngủ đủ giấc và thư thái là điều kỳ diệu đối với cơ thể bạn và giúp “đối phó” với bệnh viêm khớp hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy ngủ kém có thể dẫn đến mệt mỏi, khiến các cơn đau khớp trở nên trầm trọng hơn.

Lê Tuyết H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cơ xương khớp