Điện thoại, vật bất ly thân của nhiều người thực chất là một ổ chứa nhiều vi khuẩn
Vi khuẩn gây bệnh nướu răng có thể giúp kích hoạt ung thư
Bồn rửa trong nhà – nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn nguy hiểm
Vi khuẩn phế cầu - “Sát thủ giấu mặt” nguy hiểm
Nhật Bản: Tăng đột biến số ca sốc nhiễm độc do vi khuẩn hiếm gặp
Trên làn da và trong hệ tiêu hóa của chúng ta vốn có hệ vi sinh vật rất đa dạng. Tuy nhiên, mỗi khi di chuyển, du lịch từ nơi này tới nơi khác, bạn còn mang theo một nguồn vi khuẩn đông đúc khác – đó chính là chiếc điện thoại di động.
PGS Lotti Tajouri, giảng dạy môn Di truyền học phân tử tại Đại học Bond (Australia) cho hay: “Trung bình mỗi chiếc điện thoại chứa từ 120 đến 200 vi sinh vật. Chúng tôi phát hiện E.coli trên khoảng 1/3 số điện thoại”.
E.coli là một nhóm vi khuẩn sống trong đường tiêu hóa của con người và động vật. Một vài chủng E.coli gây hại có thể làm người mắc gặp triệu chứng đau quặn bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, sốt.
Nhưng E.coli không phải là mối lo hàng đầu. PGS Tajouri và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu và phân tích 20 chiếc điện thoại của người tham dự hội nghị quốc tế năm 2023 ở Sydney. Tuy đây là cơ mẫu nhỏ, nhóm nghiên cứu phát hiện tới 2.200 chủng vi khuẩn khác nhau trên các thiết bị. Họ cũng tìm thấy các “siêu vi khuẩn” kháng kháng sinh và một chủng gây hại cho mùa màng trên bề mặt điện thoại di động.
PGS Tajouri lý giải: “Điện thoại di động là 'khách sạn năm sao' đối với đủ loại vi sinh vật: Từ vi nấm, vi khuẩn tới virus. Chúng ta còn liên tục bổ sung chính hệ vi sinh có trong nước bọt, trong phân lên bề mặt điện thoại. Ngoài ra còn có bụi bẩn tích tụ và việc truyền điện thoại qua tay người khác”. Nghiên cứu của ông và các cộng sự cũng phát hiện, 45% các mẫu điện thoại trong đại dịch COVID-19 có chứa virus SARS-CoV-2.
Điện thoại thông minh dần trở thành "vật bất ly thân" của con người trong xã hội hiện đại. Việc bạn ăn uống gần điện thoại cũng cung cấp thêm thức ăn cho vi khuẩn, vi sinh vật bám trên đó.
PGS Tajouri cảnh báo, trong môi trường hẹp (là thiết bị điện thoại), các vi sinh vật khác loài có thể trao đổi vật chất di truyền (DNA) theo chiều ngang, hay biến đổi gene. Đây có thể là mối đe dọa tới an toàn sinh học toàn cầu.
Để phòng ngừa sự lây lan của các vi khuẩn, virus trên điện thoại, chuyên gia kêu gọi giới chức y tế thực hiện các giải pháp làm sạch điện thoại như lắp đặt máy khử trùng điện thoại sử dụng tia UV ở nơi cần thiết như sân bay, bến tàu, bến xe. Các quy trình khử khuẩn này cũng cần sự phối hợp giữa các quốc gia.
Bình luận của bạn