Muốn con trẻ "cai" điện thoại, cha mẹ cần làm gương

Cha mẹ dán mặt vào màn hình điện thoại khó có thể làm gương cho trẻ

Lý do bạn nên ngừng dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Dấu hiệu của hội chứng lo sợ khi thiếu điện thoại

“Thủ phạm” làm tổn hại da đến từ thiết bị bạn sử dụng hàng ngày

Cách hạn chế thời gian trẻ dùng thiết bị điện tử trong mùa Hè

Theo nghiên cứu trên tạp chí Nghiên cứu Nhi khoa (Pediatric Research), thói quen sử dụng điện thoại của cha mẹ có liên quan đến tần suất trẻ vị thành niên tiếp xúc với các thiết bị màn hình. Đặc biệt, phụ huynh cầm điện thoại càng thường xuyên thì trẻ cũng có nguy cơ “nghiện” mạng xã hội, trò chơi điện tử và smartphone. Kéo theo đó là những hành vi rắc rối ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày.

Các nhà nghiên cứu phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu Não bộ và Phát triển chức năng nhận thức ở Trẻ vị thành niên trên hơn 10.000 gia đình có trẻ ở độ tuổi 12-13.

Kết quả cho thấy, hơn 2/3 phụ huynh (72,9%) sử dụng các thiết bị màn hình trước mặt con cái. PGS. Jason Nagata – Đại học California, San Francisco (Mỹ), tác giả chính của nghiên cứu cho rằng, đây là một trong những dấu hiệu có thể dự đoán thói quen dùng điện thoại của trẻ. Khi thấy hành vi này của cha mẹ, trẻ dễ bắt chước theo.

Các bậc cha mẹ tham gia khảo sát được yêu cầu các câu hỏi về thói quen dùng điện thoại theo thang điểm từ 1 (hoàn toàn không đồng ý) đến 4 (hoàn toàn đồng ý). Kết quả cho thấy, cứ tăng 1 điểm thì trẻ dùng điện thoại nhiều hơn gần 40 phút.

GS.TS Ken Ginsburg – Bệnh viện Nhi Philadelphia, người không tham gia nghiên cứu, nhận định: “Hành động của cha mẹ có tầm ảnh hưởng lớn đến mức trẻ không nghe lọt tai những lời nhắc nhở. Cha mẹ cần làm gương để tạo ra sự khác biệt cho con”. Khi lời nói và hành động của người lớn nhất quán, trẻ mới dễ dàng tiếp thu và noi theo.

Để con rời xa điện thoại thông minh, cha mẹ cần khuyến khích những hoạt động tương tác với gia đình

Để con rời xa điện thoại thông minh, cha mẹ cần khuyến khích những hoạt động tương tác với gia đình

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc cho con dùng điện thoại như một phần thưởng, hoặc cấm trẻ dùng điện thoại khi mắc lỗi, lại phản tác dụng. Khi cha mẹ kiểm soát quá mức, trẻ coi đây là hành vi xâm phạm quyền cá nhân và tìm cách “lách luật”, thậm chí sử dụng nhiều hơn.

Những nghiên cứu trước đó đã chỉ ra rằng, thời gian trẻ dùng các thiết bị màn hình như máy tính bảng, smartphone đã tăng gấp đôi trong suốt đại dịch COVID-19. Theo PGS. Nagata, hiện tượng này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ tuổi teen là đối tượng chịu nhiều tác động tiêu cực nhất.

Trẻ dành quá nhiều thời gian dùng điện thoại, máy tính dẫn đến thiếu ngủ và ngủ không ngon. Trong khi đó, đây là yếu tố quan trọng với sự phát triển lành mạnh của trẻ em.

Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị, bên cạnh việc làm gương cho con, cha mẹ cần giao tiếp cởi mở và lên kế hoạch giúp con sử dụng các nền tảng truyền thông lành mạnh. Ví dụ, trong nhà nên có những khu vực “không điện thoại” như trên bàn ăn; Ưu tiên các trò chơi không dùng tới thiết bị điện tử; Dành thời gian tương tác trực tiếp.

 
Quỳnh Trang (Theo CNN)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ