Khi bị tiêu chảy, bạn nên chọn những thực phẩm đơn giản và dễ tiêu hóa
Thời tiết nắng mưa thất thường làm tăng nguy cơ bệnh cúm, tiêu chảy?
Đề phòng trẻ tiêu chảy cấp khi trời nắng
Podcast: Phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus cho trẻ khi trời lạnh, ẩm
Podcast: Thời tiết thất thường, chăm sóc trẻ bị tiêu chảy thế nào?
1. Chế độ ăn BRAT
Chế độ ăn BRAT (Banana, Rice, Applesauce and Toast) - viết tắt của chuối, gạo, xốt táo và bánh mì nướng - thường được đề xuất cho những người gặp các triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa như nôn mửa, tiêu chảy hoặc viêm dạ dày. Chế độ ăn kiêng này giúp đường ruột được nghỉ ngơi và giảm sản xuất phân.
Chuối là loại trái cây được dùng để kiểm soát bệnh tiêu chảy vì chúng nhẹ nhàng với dạ dày, dễ tiêu hóa và giàu kali, giúp bổ sung chất điện giải bị mất do tiêu chảy. Chuối chứa chất xơ hòa tan - loại chất xơ liên kết với nước trong đường tiêu hóa để tạo thành một chất giống như gel - có thể giúp kiểm soát tiêu chảy.
Cơm: Chọn gạo trắng thay vì gạo lứt để kiểm soát tình trạng tiêu chảy do gạo trắng ít chất xơ và dễ tiêu hóa hơn so với gạo lứt.
Xốt táo: Giống như chuối, xốt táo rất dễ tiêu hóa. Nó cung cấp nguồn chất xơ hòa tan và đường tự nhiên, có thể cung cấp năng lượng mà không gây kích ứng dạ dày.
Bánh mì nướng: Bánh mì nướng dễ tiêu hóa, là thực phẩm thích hợp để làm dịu cơn đau dạ dày. Nó có thể được kết hợp với việc phết thêm một lượng nhỏ mật ong, bơ đậu phộng hoặc nước xốt táo.
2. Nước chanh
Chanh có đặc tính chống viêm và chống vi khuẩn có thể làm dịu cơn đau ruột. Mặc dù có thể không ngăn được bệnh tiêu chảy nhưng tính acid của nước chanh có thể giúp cân bằng độ pH trong đường tiêu hóa, làm giảm chứng chuột rút và đầy hơi.
3. Nước dừa
Nước dừa rất giàu chất điện giải như kali và natri nên là lựa chọn tuyệt vời để bù nước khi bị tiêu chảy. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp Chí Hiệp Hội Dinh Dưỡng Thể Thao Quốc Tế (Journal of the International Society of Sports Nutrition) của Mỹ, nước dừa có khả năng bù nước cho cơ thể bạn và giảm các triệu chứng tiêu chảy. Nó cũng ít đường và dễ dàng được dung nạp, ngay cả với những người có dạ dày nhạy cảm.
4. Nước điện giải
Giữ cho cơ thể bạn đủ nước trong và sau khi bị tiêu chảy là rất quan trọng. Bên cạnh nước, các dung dịch điện giải có thể giúp ích rất nhiều trong việc điều trị tiêu chảy và nôn mửa. Chúng có thể giúp bổ sung natri, kali và các chất điện giải cần thiết khác để hạn chế tình trạng cơ thể bị mất nước.
5. Men vi sinh (Probiotic)
Theo Viện Chất lượng và Hiệu quả trong Chăm sóc Sức khỏe (Institute for Quality and Efficiency in Health Care), Mỹ, men vi sinh có thể làm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy hết nhanh hơn. Thực phẩm giàu probiotic có chứa một số vi khuẩn acid lactic có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột, ngăn chặn tiêu chảy. Sữa chua, dưa cải muối hay kim chi là một số loại men vi sinh tốt mà bạn có thể xem xét thêm vào thực đơn.
6. Thực phẩm chứa ít chất xơ không hòa tan
Trong khi chất xơ được biết là có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, thì việc ăn thực phẩm giàu chất xơ, đặc biệt là chất xơ không hòa tan, khi bị tiêu chảy có thể khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Chất xơ không hòa tan hoạt động như một loại thuốc nhuận tràng do vậy nó có thể không lý tưởng trong việc điều trị bệnh tiêu chảy. Nó làm tăng tốc độ di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột, hỗ trợ giảm táo bón.
7. Khoai tây nướng
Khoai tây nướng là một lựa chọn giúp no lâu, cung cấp nguồn carbohydrate tốt để nạp năng lượng. Chúng dễ tiêu hóa và cung cấp kali cũng như các chất điện giải bị mất do tiêu chảy. Tuy nhiên, hãy nhớ gọt vỏ khoai tây để loại bỏ lớp vỏ thô ráp khó tiêu hóa.
Bình luận của bạn