Bồn rửa tay tại nhà chưa được chú trọng vệ sinh và khử trùng đều đặn
Podcast: Hiểu đúng về vaccine phòng bệnh dại
Số ca sốt xuất huyết gia tăng ở Hà Nội, cách phòng bệnh?
Podcast: Biện pháp bảo vệ trẻ khi bệnh ho gà “tái xuất”
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào, ai có nguy cơ mắc bệnh?
Rửa tay thường xuyên là một trong những biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thói quen làm sạch bồn rửa tay hay lavabo.
Nghiên cứu của Đại học Flinders (Australia) cho thấy, bồn rửa tay ở bệnh viện lẫn nhà dân là nơi trú ngụ và sinh sôi của nhiều mầm bệnh, trong đó có vi khuẩn gây viêm phổi, nhiễm trùng vết thương và bệnh nhiễm trùng phổi do vi khuẩn Legionella. Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học về Môi trường toàn diện (Science of the Total Environment).
Theo PGS.TS Harriet Whiley – Trường Khoa học và Kỹ thuật Flinders, bồn rửa tay là mắt xích quan trọng với các bệnh lây nhiễm liên quan tới chăm sóc sức khỏe. Trong đó, các bồn rửa tay tại gia chứa mật độ vi khuẩn Legionella cao hơn bồn rửa ở bệnh viện, đồng thời có quần thể vi khuẩn đa dạng hơn.
Lớp màng nhầy tích tụ ở lỗ thoát nước, miệng bồn rửa tay và quanh vòi nước không chỉ là cặn bẩn vô hại. Đó là một lớp màng sinh học tích tụ nhiều vi khuẩn và có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích 40 mẫu màng sinh học được thu thập từ vòi nước và đường ống thoát nước, trong đó có 11 bồn rửa tay trong nhà vệ sinh tại gia và 9 bồn rửa tay ở bệnh viện. Vị trí thu thập mẫu nghiên cứu tại bệnh viện không chỉ là trong phòng tắm bệnh nhân mà còn đến từ bồn rửa tay công cộng và bồn rửa dành riêng cho nhân viên y tế.
Ngoài vi khuẩn Legionella, các nhà khoa học còn phát hiện nhiều mầm bệnh khác như tụ cầu Staphylococcus, Vibrio cholerae gây bệnh tả và Vibrio vulnificus (vi khuẩn “ăn thịt người”, gây hoại tử nhanh). Một số chủng vi khuẩn này vốn không có trong nguồn nước sạch. Đặc biệt, các bồn rửa tay tại nhà chứa mật độ cao những vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh hoặc hoại tử.
Các bệnh viện luôn có quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn bao gồm vệ sinh bồn rửa tay thường xuyên. Do đó, khi chăm sóc sức khỏe tại nhà, người bệnh cần được hướng dẫn cách khử trùng, làm sạch lavabo tại nhà đúng cách.
Lavabo là nơi bạn rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ngoài ra còn đánh răng. Bồn rửa trong nhà bếp còn là chỗ sơ chế thực phẩm. Để làm sạch các bề mặt trong nhà nói chung và bồn rửa tay nói riêng, bạn cần thực hiện quy trình 3 bước:
- Vệ sinh: Làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn bằng cách chà sát, cạo sạch. Sau đó dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa, kết hợp với nước để rửa sạch và xả lại với nước. Thực hiện bước này đều đặn.
- Khử khuẩn: Bước khử khuẩn giúp giảm mật độ vi khuẩn tích tụ trong bồn rửa. Bạn có thể dùng dung dịch thuốc tẩy pha loãng hoặc dung dịch sát trùng chuyên dụng. Cần khử khuẩn kỹ càng các bề mặt có thể tiếp xúc với thực phẩm.
- Diệt virus: Ngoài vi khuẩn, bề mặt bồn rửa còn có thể là nơi trú ngụ của một số virus. Bạn cần sử dụng dung dịch thuốc tẩy nồng độ cao hơn để tiêu diệt toàn bộ mầm bệnh còn lại trên bồn rửa tay. Biện pháp này cần thực hiện sau khi gia đình của người ốm (cảm cúm, COVID-19), hoặc có người bị suy giảm miễn dịch.
Bình luận của bạn