Một số độc tố tự nhiên có trong thực phẩm cần cảnh giác

Việc dung nạp các chất độc tự nhiên từ thực phầm là điều khó tránh khỏi

Nguy cơ ngộ độc thuốc do quá liều ở người cao tuổi

Bảo quản thực phẩm mùa nóng sao cho an toàn?

Ăn hải sản, ngon nhưng coi chừng mất mạng với đồ lạ

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nóng

Đặc tính cơ bản của các thực phẩm tự nhiên điều mang tính tốt và lợi ích. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm có sẵn những thành phần độc tố tự nhiên, tự có trong bản thân nó. Vì vậy, chúng ta cần biết nhận diện và chế biến thực phẩm đúng cách để giảm nguy cơ dung nạp quá nhiều độc chất tự nhiên dưới đây:

Cyanogenic glycoside

Theo một nghiên cứu, cyanogenic glycoside hiện diện trên hơn 2.500 loài thực vật, bao gồm hạt táo, hạt lê, hạt đào, hạnh nhân, khoai mì... So với cây trưởng thành, cây con và lá non có hàm lượng chất này cao hơn, phục vụ như một biện pháp bảo vệ chống lại động vật ăn cỏ.

Nếu dung nạp quá mức cyanogenic glycoside sẽ dễ gây các triệu chứng như chóng mặt, đau dạ dày, các vấn đề về tiêu hóa, hội chứng xanh tím da, “sương mù não”, huyết áp thấp và đau đầu.

Ðộc tố sinh học thủy sinh

Đây là độc tố có chủ yếu trong thực vật phù du hoặc tảo biển. Trong tự nhiên có hơn 100 loài chứa độc tố tự nhiên có thể dẫn đến tử vong cho người và động vật. Một số hải sản có vỏ (như hàu, trai) chứa độc tố thủy sinh có thể không được loại bỏ hết ngay cả sau khi nấu chín hoặc đông lạnh. Chất độc này gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tê liệt, tiêu chảy và các vấn đề khác về tiêu hóa.

Một số hải sản có vỏ như hàu, trai chứa độc tố thủy sinh

Lectin

Lectin là protein liên kết thành phần tinh bột - đường có trong các thực phẩm như ngũ cốc, đậu, khoai tây và hạt. Tuy đây là nguồn cung tuyệt vời về chất xơ, protein, vitamin B và giúp giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và tim mạch, nhưng hấp thụ nhiều lectin lại dễ gây viêm, kháng lại các enzyme tiêu hóa.

Ngoài ra, lectin còn là nguyên nhân gây bệnh không dung nạp gluten, viêm khớp dạng thấp, một số bệnh tự miễn dịch và các vấn đề về ruột non.

Thủy ngân

Một số loại cá lớn hơn như cá mập, cá kiếm… có chứa một lượng lớn thủy ngân. Ăn những loại cá này với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc và gây ra các tình trạng bệnh liên quan đến hệ thần kinh trung ương, phổi và thận. Theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu phụ nữ mang thai hoặc cho con bú và trẻ nhỏ không nên ăn cá biển lớn. Nếu dư thủy ngân trong cơ thể dễ gây rối loạn chức năng niêm mạc, enzyme, protein cấu trúc cũng như tăng huyết áp và nhịp tim nhanh.

Furocoumarin

Ðây là một chất phytochemical chứa các thành phần chữa bệnh tiềm năng như chất chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, chống trầm cảm và chống co giật. Nó cũng giúp thực vật chống lại côn trùng và những loài ăn chúng.

Những thực phẩm chứa furocoumarin bao gồm rễ cần tây, chanh, bưởi, cà rốt và ngò tây. Tuy nhiên, dung nạp nhiều furocoumarin sẽ gây ra các vấn đề ở dạ dày và kích ứng da.

Solanine và chaconine.

Trong cà chua và khoai tây có chứa lượng nhỏ hai chất này

Hai chất độc này chủ yếu được phát hiện trong khoai tây và cà chua ở số lượng nhỏ, nhưng có thể tích tụ ở lượng cao nếu khoai tây được trữ lâu, mọc mầm, vỏ chuyển sang xanh hoặc thối hỏng. Tiêu thụ hàm lượng cao solanine và chaconine có thể gây ra các vấn đề về thần kinh và đường tiêu hóa.

Ðộc tố nấm mốc (Mycotoxin)

Độc tố nấm mốc được tạo ra trong khi sinh trưởng, hoặc sau khi thu hoạch và được bảo quản ở điều kiện ẩm ướt. Nếu ăn phải thực phẩm bị nhiễm độc tố nấm có thể gây ung thư và suy giảm miễn dịch.

Nguyễn An H+ (Theo Boldsky )
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng