Ăn hải sản, ngon nhưng coi chừng mất mạng với đồ lạ

Hải sản giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây dị ứng, ngộ độc

Những cách ngăn ngừa ngộ độc hải sản khi đi du lịch biển

Ngộ độc mùa 'hải sản' - Không thể làm ngơ

Mẹo chống ngộ độc hải sản

Mẹo làm sạch đồ chơi của trẻ trong mùa dịch tay chân miệng

Hải sản gây dị ứng

Ngày 8/4, một người phụ nữ ở Quảng Ninh nhập viện do nổi mẩn đỏ toàn thân, ngứa vùng mặt, tức ngực, khó thở sau khi ăn sam biển. Các bác sỹ chẩn đoán người bệnh bị viêm mao mạch dị ứng sau khi ăn sam, tình trạng nguy kịch phải súc rửa dạ dày ngay.

Sam là thức ăn ngon và bổ nên rất được người dân ưa chuộng. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyến cáo cần thận trọng khi ăn sam nói riêng và hải sản nói chung, đặc biệt là những hải sản lạ. Đây là nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng, ngộ độc, nhất là với những người có cơ địa dị ứng.

Hải sản nguồn protein bổ dưỡng nhưng cũng chứa nhiều protein “lạ”. Khi người bị dị ứng ăn hải sản, cơ thể sẽ coi đây những kháng nguyên, dẫn đến kích hoạt hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng.

Dị ứng hải sản gây nổi mề đay, ngứa ngáy

Biểu hiện của dị ứng rất đa dạng và thường xảy ra rất nhanh. Sau khi ăn hải sản, nếu thấy những dấu hiệu như tê miệng lưỡi, mẩn ngứa đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, khó thở, người ăn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, dị ứng hải sản còn có thể gây ra các triệu chứng hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, khó thở, co thắt thanh quản. Dị ứng hải sản và thực phẩm nói chung còn có thể gây sốc phản vệ, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hải sản chứa độc tố

Cũng liên quan tới ca bệnh tại Quảng Ninh, bác sỹ khuyến cáo cần cẩn trọng trong việc lựa chọn sam, bởi loài hải sản này rất dễ nhầm lẫn với con so biển. Con so biển (tên khoa học Carcinoscorpius rotunicauda) hình dáng gần giống sam (trừ phần đuôi có tiết diện tròn) và là một loài có độc.

So biển là loài hải sản có thể gây ngộ độc, dễ bị nhầm với sam

Chất độc giết người trong loài so biển là tetrodotoxin (TTX), có thể tác động lên thần kinh trung ương, gây tê liệt cơ thể, ngừng tuần hoàn, hô hấp, nạn nhân tử vong nhanh chóng. Chất độc này cũng có trong một số hải sản như cua quạt, cá nóc, bạch tuộc đốm xanh,… Những vụ ngộ độc thức ăn do tetrodotoxin thường rất nặng, chỉ ăn một lượng nhỏ cũng có thể gây tử vong cho người trưởng thành.

Ngoài TTX, trong một số loài ốc biển còn có saxitoxin - độc tố thần kinh gây các triệu chứng nôn mửa, khó thở, hôn mê, thậm chí là tử vong nếu không được đi cấp cứu kịp thời.

Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc, người dân tuyệt đối không nên ăn hải sản lạ, có hình dáng khác thường và màu sắc sặc sỡ. Khi có biểu hiện ngộ độc, bệnh nhân cần được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và thải độc kịp thời.

Nhiễm khuẩn, giun sán khi ăn hải sản tươi sống

Ăn hải sản tươi sống tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm

Nhiều người thích ăn những món gỏi cá, hàu sống… bất chấp nguy cơ nhiễm giun, sán trong hải sản. Những vi khuẩn như coliform, staphylococcus, vibrio vulnificus (vi khuẩn ăn thịt người) có khả năng kháng nhiệt cao và thường ký sinh trong hải sản có vỏ như tôm, hàu, sò.

Chưa có bằng chứng cho thấy rượu hay chanh trong các món tái có thể giết chết các ấu trùng giun sán tiềm ẩn trong hải sản. Do đó, khi ăn đặc sản vùng biển, bạn nên chọn hải sản tươi sống, sơ chế cẩn thận và chế biến thành những món chín hoàn toàn để loại bỏ nguy cơ ngộ độc thực phẩm.

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng