Người bị táo bón cần thận trọng với thực phẩm bổ sung nào?

Một vài thực phẩm bổ sung có thể gây ra tác dụng phụ táo bón

Buổi sáng nên ăn gì để đẩy lùi táo bón, cải thiện tiêu hóa?

Uống cà phê vào thời điểm nào là tốt nhất?

5 thực phẩm bổ sung giúp cải thiện sức khỏe thần kinh

6 sai lầm nên tránh khi dùng thực phẩm bổ sung

Calci

Các chế phẩm bổ sung calci được nhiều người sử dụng nhằm cải thiện sức khỏe hệ xương và răng, ngăn ngừa loãng xương. Tuy nhiên, tác dụng phụ thường gặp khi bổ sung calci đường uống là nguy cơ táo bón, nhất là khi người dùng ăn ít chất xơ và không uống đủ nước.

Nguyên nhân là do calci có thể làm giảm nhu động ruột non, giảm tốc độ thực phẩm đi qua hệ tiêu hóa. Ngoài ra, calci còn ảnh hưởng tới lượng dịch mà đường ruột tiết ra, khiến phân trở nên cứng và khó đi tiêu.

Nếu bạn gặp phải hiện tượng này, hãy trao đổi với bác sĩ kê đơn thực phẩm bổ sung calci để được tư vấn. Trong quá trình uống calci cần uống đủ nước, bổ sung nhiều rau củ quả vào chế độ ăn.

Sắt

Uống nhiều nước khi bổ sung sắt ở dạng thực phẩm chức năng để ngăn ngừa táo bón

Uống nhiều nước khi bổ sung sắt ở dạng thực phẩm chức năng để ngăn ngừa táo bón

Táo bón cũng là hiện tượng thường xảy ra khi sử dụng thực phẩm bổ sung vi chất sắt. Muối sắt vô cơ (ferrous sulfate) là thành phần phổ biến nhất trong các chế phẩm bổ sung sắt trên thị trường. Nếu bạn uống khi bụng đói, hoặc dùng ở liều quá cao, nguy cơ táo bón rất dễ xảy ra.

Các chuyên gia gợi ý, nếu muốn tăng cường sắt trong chế độ ăn, trước hết bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như cá và thịt đỏ, rau lá xanh đậm… cùng thực phẩm giàu vitamin C. Khi được chỉ định bổ sung sắt, hãy uống sau bữa ăn, chia thành các liều nhỏ để sử dụng trong ngày.

Thực phẩm bổ sung chất xơ

Chất xơ tưởng chừng là “cứu tinh” của người bị táo bón, nhưng lại có thể khiến tình trạng này trở nặng nếu bổ sung sai cách.

Chất xơ ở hàm lượng cao, nhất là chất xơ không hòa tan có thể khiến phân trở nên khô cứng và khó đại tiện hơn. Đột ngột bổ sung quá nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống cũng có thể khiến hệ tiêu hóa không thích ứng kịp và gây ra táo bón. Chất xơ cũng hấp thụ nước trong đường ruột. Người dùng thực phẩm bổ sung chất xơ mà không uống đủ nước cũng không thể cải thiện táo bón.

Vitamin D

Dùng vitamin D liên tục ở liều cao có thể gây ra nhiều vấn đề tiêu hóa, trong đó có táo bón. Vitamin D giúp cơ thể tổng hợp calci, kéo theo calci tăng cao khiến táo bón thêm nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên bổ sung vitamin này đúng liều theo chỉ định của bác sĩ, đồng thời uống nhiều nước và ăn đa dạng thực phẩm giàu dinh dưỡng để đường ruột khỏe mạnh.

Trà senna

Dùng trà senna liên tục trong thời gian dài có thể khiến táo bón thêm nặng

Dùng trà senna liên tục trong thời gian dài có thể khiến táo bón thêm nặng

Trà senna được chiết xuất từ các loại thảo dược có chứa chất sennoside với công dụng nhuận tràng, thải độc. Tuy nhiên, lạm dụng trà senna lại kéo theo nhiều tác dụng phụ với hệ tiêu hóa và khiến chứng táo bón trở nên nghiêm trọng.

Người dùng trà senna có thể bị phụ thuộc vào chất nhuận tràng này, dẫn đến táo bón mạn tính và suy giảm chức năng co bóp tự nhiên của đường ruột. Ngoài ra, mất nước và rối loạn cân bằng điện giải cũng có thể xảy ra khi dùng loại trà này quá thường xuyên.

Để khắc phục tình trạng táo bón và giữ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, bạn nên bắt đầu từ thói quen ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước và tích cực vận động. Nghiên cứu cho thấy, tập thể dục đều đặn dù là đi bộ, tập yoga hay đạp xe đều giúp cải thiện nhu động ruột tự nhiên. 

 
Quỳnh Trang (Theo Eatingwell)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Sản phẩm