Thực phẩm bổ sung ngày càng phổ biến nhưng không phải ai cũng sử dụng đúng cách
Thực phẩm bổ mắt, tốt cho thị lực của trẻ
Dùng thực phẩm bổ sung chứa curcumin từ nghệ sao cho hiệu quả?
Bổ sung dưỡng chất hỗ trợ giảm cơn đau nửa đầu
Dùng thực phẩm bổ sung creatine có làm nam giới rụng tóc?
Dùng thực phẩm bổ sung không có sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia
Theo chuyên gia dinh dưỡng Anthea Levi – người sáng lập phòng khám Aive+Well Nutrition tại New York (Mỹ), trước khi tìm đến bất cứ can thiệp nào về mặt y tế hoặc dinh dưỡng, bạn cần thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết.
Ví dụ, nhiều người tự ý dùng thực phẩm bổ sung vitamin B12 để tăng năng lượng dù chưa chắc cơ thể đã thiếu hụt vi chất này. May thay, vitamin B12 tan trong nước, nên cơ thể tự đào thải qua nước tiểu nếu dư thừa. Một số vitamin tan trong chất béo như vitamin D có thể tích tụ ở gan, gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Một dẫn chứng khác là nhiều người tự ý dùng thực phẩm bổ sung với mục tiêu “cân bằng nội tiết” khi chưa được chẩn đoán. Bổ sung quá nhiều estrogen có thể khiến các triệu chứng như bốc hỏa trở nặng.
Chuyên gia Levi gợi ý, người tiêu dùng nên làm các xét nghiệm cần thiết, trao đổi với bác sĩ và dùng thực phẩm bổ sung phù hợp với nhu cầu. Cứ 3-6 tháng nên tái khám để kiểm tra chỉ số đã trở về mức bình thường hay chưa.
Dùng liều lượng không hợp lý
Từ kinh nghiệm hành nghề, chuyên gia Levi nhận thấy nhiều người dùng thực phẩm bổ sung mà không xem xét liều lượng có hợp lý hay không. Ví dụ, phải uống tới 10 viên chất xơ hòa tan Metamucil mới cung cấp 4gr chất xơ, tương đương với 1 thìa canh hạt chia.
Việc dùng liều quá cao hoặc quá thấp đều không đem lại giá trị sức khỏe tối ưu. Vì vậy, bạn nên trao đổi với bác sĩ để tìm được liều lượng phù hợp. Ngay cả những hợp chất do cơ thể tự tổng hợp như melatonin cũng không nên bổ sung quá giới hạn.
Chọn dạng vi chất không phù hợp
Cùng một dưỡng chất nhưng ở các dạng hợp chất khác nhau lại có tác động khác nhau với cơ thể. Theo chuyên gia Levi, bổ sung magne dưới dạng magne glycinate giúp thư giãn về ban đêm, trong khi magne citrate và magne oxide lại có tác dụng nhuận tràng. Một ví dụ khác là các dạng sắt hữu cơ (sắt bisglycinate) ít gây buồn nôn, táo bón hơn sắt vô cơ (sắt sulfate).
Bạn nên chọn sản phẩm có thành phần hợp chất phù hợp với nhu cầu cải thiện sức khỏe của mình và hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Dùng thực phẩm bổ sung có tương tác với thuốc
Một số thành phần trong thực phẩm chức năng có thể tương tác với thuốc điều trị. Dùng berberine (chiết xuất từ hoàng bá) kết hợp thuốc hạ đường huyết, huyết áp có thể khiến các chỉ số trên sụt giảm đến mức nguy hiểm. Thực phẩm bổ sung sắt, calci làm giảm khả năng hấp thu thuốc điều trị bệnh tuyến giáp.
Sai lầm lớn nhất là vô tình kết hợp chúng với nhau, làm giảm tác dụng hoặc khả năng hấp thụ thuốc. Người bệnh đang dùng thuốc kê đơn cần trao đổi với bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng bất cứ thực phẩm bổ sung nào.
Dùng thực phẩm bổ sung với quá nhiều thành phần
Chuyên gia dinh dưỡng Levi khuyến nghị người dùng thực phẩm bổ sung nên chọn sản phẩm có bảng thành phần tối giản, cung cấp đầy đủ thông tin về nồng độ, hàm lượng các chất. Việc kết hợp quá nhiều vitamin, khoáng chất, hoạt chất sinh học và chiết xuất trong cùng một công thức không hề dễ dàng, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Kết hợp dùng nhiều sản phẩm có cùng thành phần
Người có thói quen chăm sóc sức khỏe với thực phẩm bổ sung nên tránh kết hợp 2-3 sản phẩm với cùng thành phần dưỡng chất. Ví dụ, các vitamin nhóm B phổ biến trong các dòng thực phẩm kích thích mọc tóc; Thực phẩm tăng năng lượng; Viên uống cho bà bầu. Dùng các sản phẩm cùng lúc sẽ cung cấp vitamin từ cả 3 nguồn, gây hao phí không cần thiết, thậm chí ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Bình luận của bạn