- Chuyên đề:
- Sốt xuất huyết
Không có bọ gậy, muỗi - Không có sốt xuất huyết.
Số ca mắc sốt xuất huyết tăng, lưu ý dấu hiệu nhận biết bệnh sớm
Bộ Y tế kiểm tra phòng, chống bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM
Nhận diện loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết
Những điều cần biết về loại muỗi gây bệnh sốt xuất huyết
Biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết tốt nhất là diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Bạn có thể thực các biện pháp diệt muỗi hiệu quả dưới đây:
1. Ngăn ngừa muỗi sinh sản
Đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không đẻ được trứng. Thả cá hoặc con mê sô (Mesocyclops) vào các dụng cụ chứa nước lớn để diệt loăng quăng. Vệ sinh các dụng cụ chứa nước nhỏ thường xuyên như: Xô, chậu, lu, khạp,… Phát quang vườn rậm và thu gom các vật dụng phế thải có thể chứa nước dễ chứa lăng quăng như chai, lọ, mảnh chai, lon, vỏ dừa, bình đựng hoa cúng, bánh xe vứt bỏ,…
2. Phòng muỗi đốt
Mặc quần áo dài tay khi đi ra ngoài, ngủ trong màn kể cả ban ngày. Xua đuổi muỗi trong nhà bằng bình xịt muỗi, nhang muỗi, kem xua đuổi muỗi, bắt muỗi bằng vợt điện muỗi,… Sử dụng rèm che cửa có tẩm hóa chất diệt muỗi. Phối hợp với chính quyền để phun đủ các đợt phun hóa chất diệt muỗi.
3. Phòng lây lan dịch từ người bệnh
Không để người bệnh sốt xuất huyết bị muỗi cắn bằng cách cho người bệnh ngủ trong màn.
Trên thực tế, chìa khóa để phòng chống sốt xuất huyết là sự tham gia của cộng đồng. Khi mọi gia đình có ý thức làm giảm mật độ các vật trung gian gây bệnh, thì tỷ lệ lây truyền bệnh sẽ giảm hoặc thậm chí được ngăn chặn.
Bình luận của bạn