Nắng nóng 40 độ C, làm gì để phòng say nắng?

Thời tiết nắng nóng dễ gây sốc nhiệt, say nắng

Bài thuốc đơn giản chữa cảm nóng, say nắng khi chuyển mùa

6 cách đơn giản để luôn khỏe mạnh trong mùa hè

Chú ý bảo vệ sức khỏe trong thời tiết nắng mới giao mùa

Trẻ bị say nắng, bố mẹ phải thực hiện ngay những điều này

Không chủ quan khi bị say nắng

Say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường trên 40 độ C. Say nắng hay xảy ra đối với người già, trẻ em, những người lao động, luyện tập với cường độ cao hoặc bị "phơi nắng" quá lâu.

Say nắng (hay sốc nhiệt) có thể đe dọa đến tính mạng nhưng có rất nhiều người bị say nắng mà không biết, khiến họ không được sơ cứu kịp thời dẫn đến những hậu quả đáng tiếc như thủng cơ tim, phù phổi, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp, hạ đường huyết, tăng uric máu, rối loạn đông máu, chết não... Thậm chí giai đoạn nặng, bệnh nhân có thể tử vong chỉ trong vài phút.

Say nắng, say nóng có thể gây đau đầu, thậm chí là hôn mê, bất tỉnh

Theo các bác sỹ, những biểu hiện của tình trạng say nắng không khó để nhận ra. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ bị những triệu chứng nhẹ thể hiện tình trạng mất sức, mệt mỏi do nóng gây ra, như: Khát nước, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, nước tiểu sậm, tim đập nhanh, da tái nhợt, thở nhanh, nôn ói, lơ mơ, thay đổi hành vi...

Phòng chống say nắng thế nào?

Mặc áo chống nắng: Hãy đeo khẩu trang và che chắn bằng quần áo (như váy chống nắng, áo khoác dài tay, găng tay...) khi ra đường nhất là trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài ra, với những vùng da không được che chắn, bạn nên dùng kem chống nắng sẽ hạn chế được tác hại của ánh nắng và tia UV làm hại làn da.

Nên trang bị các đồ dùng chống nắng khi đi ra ngoài trời nắng

Hạn chế ra ngoài vào lúc nắng cao điểm: Thời gian nắng nóng cao điểm là từ 10h – 16h, vì thế người dân nên hạn chế làm việc, đi lại ngoài trời trong khoảng thời gian này. Đối với những người phải làm việc trong thời tiết nắng nóng cần bố trí thời gian làm việc vào những lúc mát mẻ như sáng sớm hoặc chiều muộn; Hạn chế thời gian làm việc trong môi trường nhiệt độ cao. Nếu bắt buộc phải làm việc thì không nên làm việc quá lâu trong môi trường nóng bức, tránh các hoạt động thể lực quá sức. Nên định kỳ sau khoảng 45 phút đến 1 giờ thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát khoảng 15 - 20 phút.

Nên hạn chế ra ngoài trong thời gian nắng nóng cao điểm

Uống đủ nước: Uống đủ nước là giải pháp hạn chế tối đa việc mất nước của cơ thể. Do vậy, phải uống ít nhất 2 lít nước/ngày và có thể nhiều hơn trong những ngày nắng nóng, oi bức. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống ước ép hoa quả, nước ép sau xanh... để bổ sung nước cho cơ thể. 

Tránh việc hoạt động liên tục giữa 2 môi trường quá chênh lệch nhiệt độ: Vào những ngày nắng nóng, để tránh sốc nhiệt vì đột ngột ra vào phòng điều hòa, mọi người nên mở cửa phòng cho thông khí và giúp cơ thể thích nghi dần với nhiệt độ bên ngoài nếu từ phòng điều hòa ra ngoài. Nếu đi từ ngoài vào phòng điều hòa, hãy để điều hòa ở nhiệt độ cao rồi hạ thấp nhiệt độ dần.

Cẩn trọng khi ra vào phòng điều hòa trong thời tiết nắng nóng

Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng: Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc mà bạn nên ăn là: Bí đao, mướp đắng, dưa chuột,... 

Tránh các hoạt động gắng sức: Tránh những hoạt động gắng sức khi ở ngoài trời hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp