Không nên luộc trứng quá lâu để tránh bị giảm giá trị dinh dưỡng
Nấu ăn thế nào để giữ được chất dinh dưỡng?
Suýt chết vì dùng xẻng nấu ăn thông cổ họng
Bí quyết biến thực phẩm thành vũ khí phòng bệnh
5 cách làm giảm lượng muối khi nấu ăn
Không nên luộc trứng quá lâu
Trứng vừa chín tới, lòng đỏ còn dẻo là ngon. Khi luộc lâu, nếu để ý, bề mặt vỏ sẽ có màu tro xanh vì khi này, trứng hình thành một chất rất khó hấp thu, dẫn đến giảm giá trị dinh dưỡng.
Xào rau xanh không nên cho giấm
Nhiều người thích cho một ít giấm ăn vào món xào để rau giòn và tạo hương vị lạ miệng. Tuy nhiên, trong giấm lại chứa acid. Rau xanh sẽ nhanh chóng ngả sang vàng vì diệp lục tố trong rau bị tác động bởi chất axit có trong giấm, rau cũng giảm bớt giá trị dinh dưỡng.
Không nên chiên lạp xưởng, thịt muối, jambon
Trong những loại thực phẩm này, người ta cho vào loại muối ammonium nitrate nếu qua chiên, sẽ sinh ra chất gây ung thư.
Rán mỡ lợn không nên để lửa to
Ngày nay, người ta dùng dầu nhiều hơn mỡ nên việc rán mỡ để trữ dùng dần không còn nhiều người làm. Tuy nhiên, trong một số món ăn Việt, tóp mỡ vẫn được cho vào để tăng thêm vị ngon không thể thay thế cho món ăn. Vì vậu, khi rán mỡ, chú ý không nên để lửa to, khi gặp nhiệt độ quá cao, mỡ có thể sinh ra một chất rất hôi, ăn vào sẽ có hại cho thực quản, khí quản lẫn hệ tiêu hóa.
Không nên đun quá nóng chảo trước khi xào rau
Khi xào rau, để giữ được màu xanh bắt mắt, người ta thường bật lửa lớn. Tuy nhiên, trước khi cho rau vào xào, không nên để chảo và đun dầu quá nóng đến bốc khói vì như thế, món ăn sẽ gây hại cho dạ dày, gây ợ chua, viêm loét dạ dày.
Không nên tẩm ướp gia vị quá sớm khi quay thịt
Với thịt quay, nếu tẩm ướp gia vị quá sớm, dễ làm cho protein trong thịt bị đông cứng lại, miếng thịt co nhỏ, cứng, không ngon. Thời gian tẩm ướp tốt nhất là không quá một tiếng.
Bình luận của bạn