Thượng đế hãy dùng quyền của mình

Người tiêu dùng nên dùng "Quyền" của mình trong việc lựa chọn những sản phẩm chăm sóc sức khỏe

Loại trái cây giúp chế ngự cơn thèm đồ ngọt hiệu quả

Chăm sóc tóc với tinh dầu hương thảo

Những lầm tưởng về chất béo và cholesterol trong chế độ ăn uống

Vượt 6 triệu ca mắc COVID-19, 200 triệu liều vaccine đã được tiêm

Năm nay, Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng với chủ đề “Tiêu dùng an toàn trong thời kỳ bình thường mới" thật là bám sát thời sự, khi mọi lĩnh vực của đời sống, sau thời gian bị phong bế bởi đại dịch COVID-19 đang trở lại trạng thái bình thường mới, trong đó có sản xuất và tiêu dùng.

Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, như thế cũng là vốn quý nhất của thượng đế. Nhưng có một lĩnh vực liên quan đến vốn quý nhất đang có những vi phạm, làm ảnh hưởng trực tiếp tới các thượng đế.

Trước đây mấy ngày (ngày 10.3), Bộ Y tế có tổ chức hội nghị nhằm triển khai các giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng để quản lý hoạt động quảng cao thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo đúng các quy định của pháp luật. Sở dĩ hội nghị được tổ chức là vì, Bộ Y tế thấy trong khi đa số các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định về quảng cáo sản phẩm thì cũng còn không ít doanh nghiệp mờ mắt vì lợi nhuận đã quảng cáo không đúng quy định. Nghĩa là họ đã không tôn trọng thượng đế, tìm đủ cách lừa cả thượng đế! Các lực lượng chức năng đã tích cực ra tay nhưng tình hình vi phạm giảm không đáng kể.

 

Trong quyết định của Thủ tướng về Ngày Quyền của người tiêu dùng có nêu rõ Ngày Quyền của người tiêu dùng được tổ chức hàng năm nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước. Bên cạnh đó, là tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đồng thời, góp phần xây dựng một môi trường tiêu dùng lành mạnh cho cả người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước.

Những vi phạm chủ yếu được Bộ Y tế liệt kê, gồm: Quảng cáo sai sự thật, quá công dụng của sản phẩm gây hiểu lầm với thuốc chữa bệnh. Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của các cơ sở y tế, nhân viên y tế, quảng cáo thực phẩm kèm theo ý kiến phản hồi của người tiêu dùng có tác dụng điều trị bệnh hoặc có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo thực phẩm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung quảng cáo; Quảng cáo các sản phẩm thực phẩm có nội dung không đúng với nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận…

buying_supplements-732x549-thumbnail_1-732x549

Người tiêu dùng nên biết đòi hỏi quyền của mình khi lựa chọn sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe (ảnh Healthline)

Các vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt rất phổ biến trên báo mạng, quảng cáo tràn lan trên các nền tảng xã hội như zalo, facebook, youtube, các website lưu trữ trên các máy chủ đặt tại nước ngoài khó kiểm soát, nhiều khó khăn trong quản lý nội dung quảng cáo, không xác định được chủ thể quảng cáo vi phạm và không có cơ sở để xử lý vi phạm.

Để xử lý, hạn chế tối đa các hành vi vi phạm này cần phải có sự vào cuộc của nhiều cơ quan, nhiều bộ, ngành và các địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chân chính, lành mạnh phát triển, đồng thời ngăn chặn, xử lý các tổ chức, cá nhân có sản phẩm vi phạm.

Một trong những mục đích của việc tổ chức Ngày Quyền của người tiêu dùng hàng năm là nhằm nâng cao trách nhiệm, khuyến khích sự hợp tác và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

 

 

Đối với doanh nghiệp, muốn phát triển bền vững phải thực tâm coi khách hàng như thượng đế, đừng chỉ đầu môi chót lưỡi rồi coi thượng đế như "những chú ngỗng vàng" để làm thịt.

Về phần người tiêu dùng - những thượng đế, cùng với việc đòi hỏi quyền lợi của mình được bảo vệ thì trước hết hãy tự bảo vệ cho chính quyền lợi của mình. Hãy trở thành những người tiêu dùng thông thái khi lựa chọn sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe: Chú ý những cảnh báo của các cơ quan chức năng; nói Không với những doanh nghiệp vi phạm, bất tín; hãy đến với những doanh nghiệp làm ăn chân chính; tìm đến sự tư vấn từ những nguồn thông tin chính thống, chính thức; đừng vì cái lợi trước mắt mà hãy nghĩ đến lợi ích lâu dài, cái quý nhất của mỗi chúng ta là Sức khỏe!

 

Ngày 15.3 hàng năm cũng được Liên Hợp quốc chính thức tuyên bố là Ngày Quyền của người tiêu dùng trên toàn thế giới. Ngày Quyền của người tiêu dùng được ra đời nhằm cổ vũ cho những quyền cơ bản của người tiêu dùng, phản đối các hành vi vi phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, qua đó đề cao vai trò và vị thế của người tiêu dùng, đẩy mạnh công cuộc bảo vệ người tiêu dùng trên toàn thế giới.

Diệu Vi
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Góc nhìn quản lý