Nữ giới được cho là có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới.
Chấn động não ảnh hưởng tới nữ giới như thế nào?
Khi “xu hướng” lại trở thành gánh nặng!
Tại sao nữ giới trải qua các triệu chứng đau tim khác với nam giới?
Nam giới và nữ giới nên có chế độ ăn sáng khác nhau
Theo đó, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở cả nam và nữ giới tại Mỹ. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ tim mạch ở phụ nữ thường không được nhận biết và điều trị đầy đủ. Thậm chí, phụ nữ cũng ít được tư vấn về thay đổi lối sống hơn so với nam giới. Các phát hiện mới nhấn mạnh sự cần thiết của việc xây dựng hướng dẫn chi tiết và phù hợp hơn về nguy cơ tim mạch cho từng cá nhân, bởi "không có một phương pháp nào phù hợp cho tất cả mọi người", theo TS. Maneesh Sud, tác giả chính của nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu từ hơn 175.000 người Canada tham gia dự án Nghiên cứu Sức khỏe Ontario (the Ontario Health Study) từ năm 2009 đến 2017 và chỉ ra rằng phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nam giới. Dù chưa được công bố trên tạp chí khoa học được bình duyệt nhưng nghiên cứu cũng đã thu thập thông tin chi tiết về các yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng như chế độ ăn uống, giấc ngủ, thói quen tập thể dục, sử dụng nicotine, lượng đường trong máu, cholesterol, huyết áp và tình trạng béo phì.

Lối sống lành mạnh là yếu tố tiên quyết để ngăn ngừa các bệnh về tim mạch nói riêng và sức khoẻ tổng quát nói chung.
Điều đáng chú ý là tất cả những người tham gia nghiên cứu đều không có tiền sử bệnh tim khi bắt đầu. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi tình trạng sức khỏe của họ đến tháng 3 năm 2023, ghi nhận các trường hợp đột quỵ, đau tim, suy tim và tử vong do bệnh tim. Kết quả cho thấy, mặc dù cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn khi có các yếu tố nguy cơ này, nhưng mối liên quan này ở phụ nữ mạnh gấp gần hai lần so với nam giới.
Phân tích sâu hơn cho thấy có sự khác biệt về lối sống giữa hai giới. Phụ nữ có xu hướng ăn uống lành mạnh hơn và có huyết áp tốt hơn, nhưng lại ít vận động thể chất hơn nam giới. Các yếu tố nguy cơ khác như sử dụng nicotine, thói quen ngủ, mức cholesterol và tỷ lệ béo phì tương tự nhau ở cả hai.
Các nhà nghiên cứu tin rằng sự khác biệt về hormone và thời kỳ mãn kinh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở phụ nữ. Trong đó hormone estrogen có tác dụng bảo vệ tim mạch sẽ giảm dần trong thời kỳ mãn kinh, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Kết quả nghiên cứu này đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cá nhân hóa các khuyến nghị về sức khỏe tim mạch, đặc biệt là đối với phụ nữ. Nghiên cứu này cũng có thể áp dụng cho nhiều quốc gia, đặc biệt là những nơi có lối sống căng thẳng và chế độ ăn uống kém phổ biến.
Bình luận của bạn