Nguyên nhân tiềm ẩn gây ngứa toàn thân

Ngứa da toàn thân có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe

Ngứa ngáy do biến chứng đái tháo đường có thể dùng thuốc gì?

Người bệnh đái tháo đường bị ngứa có khỏi được không?

Chăm sóc da bị eczema về đêm

5 cách phòng ngừa khô da ngày lạnh

Da quá khô

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ngứa da, đặc biệt trong những tháng mùa Đông lạnh và khô là da khô. Khi chạm vào da bị khô, bạn cảm thấy thô ráp, thậm chí da bong tróc hoặc có vảy. Theo BS Da liễu Marisa Garshick (làm việc tại phòng khám Medical Dermatology & Cosmetic Surgery - Da liễu y học và phẫu thuật thẩm mỹ, New York) da khô hay thiếu độ ẩm có thể gây ngứa ngáy khó chịu.

Bạn có thể cải thiện da khô bằng cách thay vì tắm nước nóng, nên tắm nước ấm không quá 10 phút, thoa kem dưỡng ẩm lên da sau khi tắm có thể giúp khóa ẩm.

Phản ứng dị ứng

Thông thường, phản ứng dị ứng biểu hiện dưới dạng phát ban da và ngứa không kiểm soát; Hoặc đôi khi có thể gây ngứa mà không phát ban. Các chất như niken (kim loại màu trắng bạc, có mặt trong nhiều vật dụng như thắt lưng, hoa tai, dây chuyền...), nước hoa, mủ cao su có thể là nguyên nhân phổ biến gây dị ứng.

Để hạn chế dị ứng da, bạn nên ghi lại những sản phẩm mới bắt đầu sử dụng có thể ảnh hưởng đến da của bạn (như bột giặt, sữa tắm, kem dưỡng da...), ngừng sử dụng để theo dõi liệu tình trạng ngứa có hết hay không. Bạn cũng nên thăm khám da liễu khi dị ứng để xác định "gốc rễ" vấn đề và có biện pháp ngăn ngừa ngứa da tái phát.

 Bị chàm (Eczema)

Ngứa da có thể là dấu hiệu bệnh chàm

Ngứa da có thể là dấu hiệu bệnh chàm

Theo Hiệp hội Eczema Quốc gia Hoa Kỳ (The National Eczema Association), bệnh chàm là một tình trạng viêm gây ngứa da và đôi khi làm da khô hoặc có vảy, phát ban, phồng rộp và nhiễm trùng da. Bệnh chàm có thể xuất hiện khi thơ ấu, cũng có thể bắt đầu khi trưởng thành (thường ở độ tuổi trên 20 hoặc trên 50).

Bệnh chàm nhẹ thường gây khô và ngứa vùng da nhỏ, trường hợp chàm nặng có thể lan rộng khắp cơ thể và gây ngứa ngáy liên tục. Bệnh thường xảy ra theo chu kỳ với các đợt bùng phát.

Tuy không thể điều trị dứt điểm bệnh chàm, bạn có thể kiểm soát triệu chứng bệnh tại nhà như tắm và dưỡng ẩm đều đặn, kiểm soát căng thẳng, tránh các tác nhân khiến bệnh chàm bùng phát, có thể tham khảo dùng kem bôi chàm hoặc kem chống ngứa không kê đơn.

Bị nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng

Một số bệnh nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng có thể gây ngứa khắp cơ thể gồm: Thủy đậu, nhiễm nấm, ghẻ, nhiễm rệp, ve hoặc bọ chét. Trong trường hợp này, ngứa da sẽ hết khi bạn hết nhiễm trùng hoặc ký sinh trùng, do đó nên khám bác sĩ để được kê đơn điều trị phù hợp.

Bị thiếu máu

Bên cạnh suy nhược và mệt mỏi, thiếu máu còn có thể dẫn đến ngứa toàn thân và có hoặc không có phát ban. Giả thuyết cho rằng lượng sắt thấp khiến da mỏng và mất nước, dẫn đến ngứa. Ngứa do thiếu máu bất sản (thiếu máu do rối loạn chức năng tủy xương) có thể do tiểu cầu giảm.

Trường hợp ngứa có phát ban, bạn sẽ thấy những chấm nhỏ màu đỏ hoặc tím dưới da - đốm xuất huyết, có thể thành mảng nếu bạn gãi, thường không gây đau.

Để điều trị ngứa da do thiếu máu, bác sĩ có thể kê toa corticosteroid hoặc thuốc kháng histamine tại chỗ. Tuy nhiên, để loại bỏ hoàn toàn ngứa phát ban do thiếu máu, bạn cần thăm khám bác sĩ để điều trị bệnh thiếu máu.

Tuyến giáp hoạt động quá mức

Một trong những triệu chứng ít được biết đến của cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) là ngứa. Tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp, người bệnh bị tăng chuyển hóa, nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường nên có thể thấy ngứa. Ngoài ra, suy giáp có thể gây khô da, dẫn đến ngứa da.

Để giảm ngứa do cường giáp, bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm và kem chống ngứa. Bạn nên thăm khám bác sĩ để đảm bảo dùng đúng loại thuốc để kiểm soát tuyến giáp.

Bị bệnh thận

Bệnh thận mạn tính có thể khiến da khô và ngứa

Bệnh thận mạn tính có thể khiến da khô và ngứa

Khi mắc bệnh thận, thận bị tổn thương và không thể lọc máu bình thường, bên cạnh mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên và sưng tấy, bệnh nhân có thể thấy da khô và ngứa. Mặc dù nguyên nhân gây ngứa da ở người bệnh thận mạn tính chưa được hiểu rõ, nhưng người bệnh nên chú ý chăm sóc da, tránh để da khô, nên dùng sản phẩm dịu nhẹ trên da và thăm khám bác sĩ.

Bị rối loạn thần kinh

Mặc dù hiếm gặp nhưng ngứa khắp người mà không phát ban có thể là dấu hiệu sớm của chứng rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson hoặc bệnh đa xơ cứng. Trường hợp này, ngứa là do kích thích các đầu dây thần kinh.

Bệnh đa xơ cứng thường ngứa ran, tê hoặc yếu ở chân tay, thiếu khả năng phối hợp, dáng đi không vững, nhìn mờ hoặc nhìn đôi, chóng mặt, mệt mỏi và nói lắp. Bệnh Parkinson còn có các dấu hiệu trên da như da dầu và viêm đỏ, run tay, thiếu biểu cảm trên khuôn mặt, nói nhỏ hoặc líu lưỡi và cử động cứng hoặc chậm.

Nếu bị ngứa kèm bất kỳ triệu chứng trên có thể là dấu hiệu của rối loạn thần kinh, bạn nên thăm khám bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ngứa da như Aspirin không kê đơn, thuốc giảm đau nhóm opioids kê đơn (prescription-strength opioids), thậm chí một số loại thuốc chống trầm cảm như Prozac và Zoloft. Nếu bạn nghĩ bị ngứa do dùng thuốc trên, bạn nên thăm khám bác sĩ để điều chỉnh loại thuốc.

Bị đái tháo đường

Ngứa da mà không phát ban có thể là triệu chứng ít phổ biến khi mắc đái tháo đường (triệu chứng phổ biến là đi tiểu thường xuyên và khát nước). Ngứa ngáy nhiều là do lượng đường trong máu tăng cao khiến da dễ bị khô hơn.

Người bệnh đái tháo đường bị ngứa da nên dưỡng ẩm để chăm sóc hàng rào bảo vệ da và duy trì độ ẩm thích hợp. Nếu ngứa ngáy không giảm, bạn nên thăm khám để dùng kem steroid theo toa.

Bị bệnh gan

Bệnh gan dẫn đến ứ mật là tình trạng mật từ gan bị chậm lại hoặc bị tắc nghẽn. Ngoài ngứa, các triệu chứng bệnh gan có thể bao gồm nước tiểu sẫm màu, phân nhạt màu hoặc màu đất sét, buồn nôn hoặc nôn, đau ở bụng trên bên phải, vàng mắt hoặc vàng da.

Ứ mật cũng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai, thường trong tam cá nguyệt thứ ba, gây ngứa ở bàn tay và bàn chân, một số người có thể bị ngứa toàn thân mà không phát ban. Người mang đa thai, từng tổn thương gan và tiền sử gia đình bị ứ mật có nguy cơ cao bị ứ mật khi mang thai.

Ứ mật là vấn đề nghiêm trọng, bạn nên thăm khám bác sĩ sớm, đặc biệt là thai phụ.

 
Nguyễn Thanh (Theo Live Strong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu