- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Uống nhiều rượu, căng thẳng và tập thể dục quá sức đều có thể kích hoạt cơn rung nhĩ
Ngay cả uống rượu vừa phải cũng có thể gây rối loạn nhịp tim
Đau nửa đầu có thể làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim
Bị nhịp nhanh trên thất, phải làm sao để kiểm soát bệnh?
5 tác nhân không ngờ có thể gây rối loạn nhịp tim
Theo BS. Ayman Hussein từ Bệnh viện Cleveland (Mỹ), mối quan hệ giữa việc tập thể dục và bệnh rung nhĩ không hề đơn giản. Dù hầu hết các hình thức tập luyện đều có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhưng chúng chỉ có lợi cho người bệnh rung nhĩ nếu bạn tập luyện ở cường độ nhẹ hoặc trung bình. Ngược lại, tập thể dục cường độ cao thậm chí có thể làm tăng cao nguy cơ xuất hiện các cơn rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh.
Tập thể dục ảnh hưởng tới bệnh rung nhĩ như thế nào?
Nhiều nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ. Tuy nhiên, nếu bạn tập thể dục quá nhiều, thực hiện các bài tập quá sức, nguy cơ mắc rung nhĩ lại tăng cao trở lại.
Tuy nhiên, theo BS. Ayman Hussein, nguy cơ này chủ yếu xảy ra với nam giới. Ở phụ nữ, nguy cơ mắc rung nhĩ chỉ giảm đi khi tập thể dục nhiều, thậm chí cả ở cường độ mạnh.
Nam giới bị rung nhĩ không nên tập luyện quá sức, quá căng thẳng
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 1/2017 trên Scandinavian Journal of Medicine & Science in Sports, những vận động viên thường xuyên phải vận động với cường độ cao có nguy cơ mắc rung nhĩ, rối loạn nhịp tim nhanh cao hơn từ 4 - 8 lần so với người bình thường.
Các nhà khoa học cho rằng, việc tập luyện cường độ cao trong nhiều năm liền có thể gây ra những thay đổi trong hệ thống thần kinh, thay đổi trong cấu trúc trái tim và từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ.
Vậy đâu là các bài tập an toàn với người bệnh rung nhĩ?
BS. Ayman Hussein cho rằng, với người bệnh rung nhĩ, việc quan trọng nhất là tập các bài tập tăng cường sức mạnh và sức bền. Người bệnh nên tập thể dục vừa sức khoảng 30 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần. Khi tập luyện, bạn cũng nên theo dõi nhịp tim và thông báo lại với bác sỹ.
Dưới đây là 5 bài tập an toàn nhất với người bệnh rung nhĩ:
Đi bộ: Nếu mới bắt đầu tập thể dục, bạn chỉ nên đi bộ từ 5 - 10 phút/ngày. Sau mỗi tuần, bạn có thể tăng thêm 2 phút/tuần.
Bơi lội: Bơi lội và các bài thể dục nhịp điệu nhẹ nhàng khác là các bài tập phù hợp với người bệnh rung nhĩ. Tuy nhiên, nếu bạn thấy mệt mỏi khi tập luyện, hãy nhanh chóng nghỉ ngơi để ổn định nhịp tim.
Đạp xe: Người bệnh rung nhĩ nên đạp xe với máy tập trong nhà, tránh tập luyện trong thời tiết bất lợi ở ngoài trời. Ngoài ra, bạn cũng nên tập vừa sức ở cường độ vừa phải.
Tập yoga: Theo nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American College of Cardiology, tập yoga 2 lần/tuần, mỗi lần 60 phút trong 3 tháng có thể giúp giảm các triệu chứng rung nhĩ, giảm trầm cảm, lo lắng và cải thiện nhịp tim cho người bệnh rung nhĩ.
Các hoạt động thể chất khác: Tập thể dục không nhất thiết phải tách biệt với các hoạt động thường ngày của bạn. Ngoài đi bộ, làm vườn, làm việc nhà… cũng làm tăng nhịp tim, do đó cũng được tính là một bài tập tốt cho người bệnh rung nhĩ.
Vi Bùi H+ (Theo Everydayhealth)
Ngoài tập thể dục, bạn có thể sử dụng giải pháp hỗ trợ điều trị rối loạn nhịp tim chứa tinh chất Khổ sâm như thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ninh Tâm Vương. Sản phẩm dùng cho người rối loạn nhịp tim nhanh, hỗ trợ giúp giảm triệu chứng hồi hộp, trống ngực và phòng biến chứng do rối loạn nhịp.
Bình luận của bạn