Người bệnh tăng huyết áp nên làm gì để giảm nguy cơ mắc bệnh tim?

Tăng huyết áp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan quan trọng của cơ thể

4 loại trà giúp giảm huyết áp hiệu quả

Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp có nguy hiểm không?

Bị đái tháo đường và tăng huyết áp, cần chú ý gì trong chế độ ăn?

3 đồ uống tốt cho người bệnh tăng huyết áp

Giảm cân

Nếu bạn thừa cân thì Giảm cân là cách tốt nhất để kiểm soát huyết áp. Thừa cân có thể dẫn đến tăng huyết áp và khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài Giảm cân bạn cũng nên giảm vòng eo. Lưu ý, không nên để vùng quanh eo tích tụ chất béo. Vòng eo của bạn càng lớn thì bạn càng có nguy cơ bị tăng huyết áp. Đàn ông có nguy cơ bị tăng huyết áp nếu họ có vòng eo từ 101,6cm trở lên. Con số này ở phụ nữ là 88,9cm. 

Giảm cân sẽ giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả

Tập luyện thể dục 

Tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể giúp giảm huyết áp. Không chỉ cải thiện chỉ số huyết áp mà hoạt động thể chất thường xuyên cũng giúp duy trì sức khỏe tổng thể và làm chậm quá trình quá trình lão hóa. 

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh là điều quan trọng nhất giúp duy trì sức khỏe. Để tránh tăng huyết áp, bạn nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau và các sản phẩm từ sữa ít béo... Ghi chép những gì bạn đang ăn hàng ngày sẽ giúp bạn có thói quyen ăn uống lành mạnh. Không chỉ cần có chế độ ăn uống lành mạnh khi ở nhà mà bạn cũng nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh khi phải đi ra ngoài. 

Ăn uống lành mạnh giúp cải thiện huyết áp

Không ăn quá nhiều muối

Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ tăng huyết áp đó là lý do vì sao bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều muối nếu đang mắc bệnh. Nếu bạn cảm thấy khó cắt giảm muối trong chế độ ăn uống của mình ngay lập tức thì bạn có thể giảm dần lượng muối trong các món ăn một cách từ từ. 

Bỏ thuốc lá

Những người hút thuốc có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn những người không hút thuốc. Do vậy, bỏ thuốc lá có thể bảo vệ bạn khỏi nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim. 

Uống ít rượu

Uống rượu với lượng vừa phải không gây tăng huyết áp, nhưng nếu uống nhiều hơn một ly mỗi ngày thì nó có thể gây tăng huyết áp. Đặc biệt nếu bạn uống nhiều rượu và uống lâu dài thì mức độ tăng huyết áp sẽ càng nặng.

Uống nhiều rượu có thể gây tăng huyết áp

Cắt giảm caffeine

Uống quá nhiều cà phê mỗi ngày có thể làm tăng huyết áp và khiến cuộc sống của bạn gặp nguy hiểm. Để bảo vệ sức khỏe, bạn nên hạn chế sử dụng các món ăn, thức uống chứa caffeine. 

Giảm căng thẳng

Căng thẳng có thể góp phần gây tăng huyết áp. Do vậy để giảm tăng huyết áp bạn nên cố gắng tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục căng thẳng. 

Căng thẳng kéo dài có thể gây tăng huyết áp

Kiểm soát cholesterol

Nồng độ cholesterol cao kết hợp với tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Do vậy, bạn nên giữ mức cholesterol của mình dưới 200 mg/dl. Để kiểm soát cholesterol, bạn nên ăn ít chất béo bão hòa và đường tinh luyện. Thay vào đó, nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ. 

Kiểm soát đường huyết

Bệnh đái tháo đường là một trong những thủ phạm lớn nhất gây ra bệnh tim. Vì vậy, nếu bạn đang bị cả đái tháo đường và tăng huyết áp thì nguy cơ mắc bệnh tim của bạn càng cao. Nếu có dấu hiệu của đái tháo đường, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. 

Thanh Tú H+ (Theo Only my Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch