Người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường nên ăn Tết thế nào?

Để ăn Tết vui khỏe, người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp nên đặc biệt chú ý

5 nguyên nhân khiến người bệnh tăng huyết áp dễ đột quỵ dịp Tết

Gần đây, tôi bị say xe ô tô, có phải tăng huyết áp gây nên?

Bị tăng huyết áp, thi thoảng bị đau đầu, có nên uống thuốc giảm đau?

Bị tăng huyết áp, uống lá sen khô có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

1. Cắt giảm muối, đường

Người bệnh mắc đồng thời cả hai loại bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường nên cắt giảm cả đường và muối, bởi đây là "thủ phạm" khiến bệnh tăng nặng.

Bởi vậy, trong ngày Tết, người bệnh nên tránh ăn dưa muối, củ kiệu, xúc xích, thịt nguội, bánh kẹo, các loại mứt Tết... 

2. Cắt giảm cholesterol

Để ổn định cả huyết áp và đường huyết, người bệnh nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao như lòng đỏ trứng, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn, gan động vật...

3. Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Rau xanh và trái cây tươi không hoặc ít làm biến động nồng độ đường huyết như các thực phẩm chứa đường hay ngũ cốc tinh chế. Rau xanh và trái cây tươi cũng chứa hàm lượng natri thấp, phù hợp với bệnh nhân tăng huyết áp. 

Ăn nhiều trái cây và rau xanh giúp kiểm soát huyết áp và đường huyết

4. Các loại hạt

Hạt điều, hạnh nhân (không thêm muối) là bữa ăn nhẹ lành mạnh, tốt cho sức khỏe, giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim - căn bệnh mà người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp đều dễ mắc phải.

5. Ngũ cốc nguyên cám

Lúa mì nguyên cám, bột yến mạch giàu chất xơ, giúp ổn định nồng độ đường huyết và ngăn ngừa cảm giác thèm ăn. Ăn vừa đủ, không ăn nhiều giúp người bệnh giảm cân, nhờ vậy sẽ kiểm soát bệnh huyết áp và đái tháo đường tốt hơn. 

6. Ăn nhiều bữa nhỏ

Người bệnh tăng huyết áp và đái tháo đường chỉ nên ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no, tránh làm suy yếu mạch máu, khiến bệnh tăng nặng. 

An An H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng