Hiến máu có thể giúp điều trị và hỗ trợ nhiều bệnh nhân, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng hiến máu.
Bổ sung nước ép trái cây quá mức làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em
Podcast: Lưu ý giúp phòng ngừa béo phì ở trẻ em
Kêu gọi người dân hiến máu để dự trữ phục vụ điều trị dịp Tết
Dòng chảy Sức khỏe+: Thiếu khoảng 10.000 đơn vị máu dự trữ cho điều trị dịp Tết Giáp Thìn
Người béo phì không hoàn toàn bị cấm hiến máu. Tuy nhiên, có một số lý do khiến họ có thể gặp hạn chế trong việc này, ví dụ như một số trường hợp béo phì có thể đi kèm với các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, đái tháo đường, và các vấn đề về tim mạch. Các yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ khiến quá trình hiến máu trở nên không an toàn hoặc không phù hợp.
Vì vậy, để biết chắc chắn về tình trạng của mình, người béo phì nên liên hệ trực tiếp đến trung tâm hiến máu gần nhất để được tư vấn và kiểm tra cụ thể. Họ sẽ đánh giá các yếu tố liên quan và đưa ra quyết định chính xác nhất về việc bạn có đủ điều kiện hiến máu hay không.
Những yếu tố nào có thể khiến bạn không đủ điều kiện hiến huyết máu?
Hầu hết những người khỏe mạnh sẽ không có vấn đề gì khi hiến máu và có thể hiến máu thường xuyên 8 – 12 tuần 1 lần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc hiến máu sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người hiến máu. Nếu bạn thuộc các trường hợp sau, bạn sẽ không được hiến máu:
- Chưa đủ tuổi: Theo quy định, độ tuổi đủ tiêu chuẩn tham gia hiến máu là từ 18 - 60 tuổi. Bạn không được hiến máu nếu chưa đủ 18 tuổi. Khi đi hiến máu, bạn cần xuất trình CMND/CCCD để xác định số tuổi.
- Thiếu cân: Người hiến máu phải có cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ và 45kg với nam giới, nếu dưới cân nặng này, bạn sẽ không thể hiến máu.
- Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, đang có kinh nguyệt, đặc biệt là cường kinh, rong kinh, đa kinh…
- Có bệnh tim mạch
- Huyết áp cao hoặc huyết áp thấp
- Có tiền sử phẫu thuật tim mạch, cắt hoặc ghép bộ phận, cơ thể người
- Đang bị thiếu máu
- Có bệnh thấp khớp
- Mắc bệnh đái tháo đường
- Nhiễm lao
- Mắc bệnh hệ thống, bệnh tự miễn, các tình trạng dị ứng nặng
- Ung thư máu
- Người bị nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường máu
- Viêm gan B hoặc C, giang mai, sốt rét…
- Đang mắc bệnh viêm loét, hoặc nhiễm trùng
- Đang trong giai đoạn sốt cao
- Thường xuyên có tình trạng chóng mặt, choáng váng
- Đang ngộ độc cấp tính, ngộ độc mạn tính các kim loại nặng hoặc hóa chất
- Đang dùng thuốc kháng sinh
- Rối loạn đông máu
- Những người nghiện ma túy
- Đã đi du lịch đến các khu vực đang có dịch bệnh và những nơi được coi là “có nguy cơ bệnh dịch”. Trong trường hợp này, nếu bạn muốn hiến máu, bạn cần chờ một năm sau khi trở về từ chuyến đi đó.
Bình luận của bạn