Những sai lầm trong bóng đá là khó tránh khỏi nhưng cái giá phải trả rất đắt khi nó xảy ra ở những phút cuối trận - vnexpress
HLV Troussier triệu hồi hàng loạt cựu binh
Ông Troussier quá liều lĩnh?
ĐT Việt Nam thua đậm ĐT Hàn Quốc: Vẫn có lãi
Có thể kể 2 ví dụ tiêu biểu trong các cặp đấu tứ kết Iran - Nhật Bản và Hàn Quốc - Australia, những đội bóng từng tham dự nhiều kỳ World Cup và là những đội bóng hàng đầu châu lục. Các đội bóng này đều có nhiều cầu thủ đang thi đấu ở các giải bóng đá hàng đầu châu Âu, trấn giữ các vị trí quan trọng khác nhau trong các đội tuyển nói trên. Vấn đề là trong những thời khắc quyết định, ai là người tỉnh táo, cao tay để vượt qua khó khăn, còn ai không giữ được sự tỉnh táo, tập trung để rồi rơi vào “bẫy” của đối thủ hoặc tự mình phạm lỗi tai hại, dẫn đến thua cuộc tức tưởi?
Trong trận đấu giữa Iran và Nhật Bản, khi tỷ số đang là 1-1 và 2 đội thi đấu đến phút thứ 6 trong 7 phút bù giờ, trung vệ Itakura đã phạm lỗi với tiền đạo Iran trong vòng cấm và Iran được hưởng một quả đá penalty không thể chối cãi. Rõ ràng áp lực mạnh mẽ của các cầu thủ Iran với thể hình, thể lực cực tốt, lại có sự thăng hoa sau bàn gỡ trước đó, đã khiến cho hàng thủ Nhật Bản lúng túng và mắc sai lầm đáng tiếc ở thời khắc cận kề, không thể có cơ hội để làm lại.
Có người nói ở giải đấu này, hàng thủ Nhật Bản, từ thủ môn Suzuki tới hàng tứ vệ, mặc dù có Tomiasu đang chơi ở Giải Ngoại hạng Anh nhưng không cho thấy sự chắc chắn, an toàn, nhất là các tình huống bóng bổng. Nói đâu xa, Việt Anh của Đội tuyển Việt Nam từng bật cao làm tường tuyệt vời trước hàng thủ Nhật Bản để tạo điều kiện cho Tuấn Hải ghi bàn trong trận đấu ở vòng bảng, chưa kể bàn thắng từ pha đá phạt góc của Hùng Dũng để Đình Bắc đánh đầu ngược ghi tuyệt phẩm cũng trong trận đấu nói trên. Vì vậy, trước đối thủ hùng mạnh Iran, hàng thủ Nhật Bản để đối thủ lội ngược dòng và chịu thất thủ ở giây phút cuối cùng của trận tứ kết là hệ quả tất yếu.
Trước đó, trận đấu giữa Hàn Quốc và Australia cũng để lại nhiều điều đáng nói về giây phút cuối nghiệt ngã trong bóng đá đỉnh cao. Trong khi đội bóng xứ chuột túi đang chơi chắc chắn, ổn định, đang dẫn trước 1-0 và tìm mọi cách để đưa trận đấu về đích thắng lợi thì ngôi sao Son Heung-Min bên phía Hàn Quốc lại đang bằng mọi cách lật ngược thế cờ. Và chỉ còn 1 phút trong thời gian bù giờ của trận đấu, Son Heung-Min quyết định đi bóng vào vòng cấm, che bóng một cách khéo léo và chờ đợi một cú ra chân cản phá của đối thủ để anh này…ngã lăn ra đất vô cùng mau lẹ. Penalty là đúng, là chính xác và sẽ là sự hối hận không nguôi, nhớ đời của cầu thủ trung vệ Australia. Ở đây, sự lọc lõi, khôn ngoan đã tìm được “đất sống” ở ngay giây phút hiểm nghèo nhất và đã thành công từ hy vọng bé nhỏ nhất, trong một tích tắc lóe lên để làm nên một bầu trời sáng chói.
Để thấy, trong những thời khắc quan trọng và quyết định, mỗi đội bóng lớn đều có những nhân tố đủ sức gây đột biến, xoay chuyển thế cuộc như cách mà Son Heung-Min đã làm được không chỉ một lần ở Đội tuyển Hàn Quốc. Đó cũng là cách mà các cầu thủ Iran tạo áp lực không ngơi nghỉ buộc đối thủ lớn như Nhật Bản phải phạm lỗi. Nghĩa là, một đội bóng hàng đầu châu lục như Nhật Bản cũng có thể bị thua cuộc nếu không tự mình hóa giải được sức mạnh của đối thủ, không biết cách hạn chế sai lầm, yếu kém nào đó của chính mình trong những thời khắc cam go, thử thách.
Câu chuyện của 2 đội bóng hàng đầu châu lục là Hàn Quốc và Nhật Bản ở ASIAN Cup lần này cho thấy 2 bài học khác nhau, đối lập nhau. Với Hàn Quốc là ý chí tuyệt vời, chiến đấu đến cùng ở các trận đấu từ vòng 1/8 và tứ kết để giành chiến thắng trước các đối thủ vượt trội và đẳng cấp. Với Nhật Bản là tiềm năng, thế mạnh số 1 châu lục nhưng thực chiến gặp nhiều vấn đề và không thể giải quyết nổi khiến đội bóng phải rời giải sau vòng tứ kết trong tiếc nuối.
Đến đây, không thể không nhắc lại tình huống Đội tuyển Việt Nam từng để thua ở những phút cuối 2 lần trước Đội tuyển Iraq ở Vòng loại thứ 2 World Cup lượt đi và trận vòng bảng ASIAN Cup này. Trận đấu trên sân Mỹ Đình do lỗi quá tải, chấn thương của Tuấn Tài và hàng thủ thì trận đấu mới đây lỗi trực tiếp của Minh Trọng dẫn đến penalty đều để lại những bài học nhớ đời. Và sự trùng hợp về phạm lỗi phút cuối trong vòng cấm ở Đội tuyển Việt Nam cũng như các đội bóng hàng đầu Nhật Bản hay Australia đều đang nói lên rằng, đó vừa là “một phần nghiệt ngã của bóng đá” vừa là bài học đau xót mà ai ai cũng có thể mắc phải. Để có thể chia sẻ phần nào với những Tuấn Tài hay Minh Trọng và hy vọng họ và những người khác không lặp lại điều không mong muốn này trong các trận đấu quan trọng ở phía trước.
Bình luận của bạn