- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Cha mẹ cần khuyến khích con mình ăn những thực phẩm lành mạnh
Béo phì, rượu bia làm tăng nguy cơ mắc ung thư ruột trước tuổi 50
Bổ sung nước ép trái cây quá mức làm tăng nguy cơ béo phì ở trẻ em
Bơ hạt nào ngon lại tốt cho sức khỏe?
Hướng dẫn lựa chọn nguồn protein ít chất béo
Cha mẹ và người chăm sóc trẻ đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ hình thành thói quen lành mạnh giúp giảm nguy cơ béo phì và tăng cường sức khoẻ, dưới đây là một số lời khuyên từ bác sĩ Shweta Jaiswal, chuyên gia dinh dưỡng cao cấp, Bệnh viện Sharda (Ấn Độ):
Thói quen ăn uống lành mạnh
Những gì chúng ta ăn là nền tảng cho sức khỏe tốt. Khuyến khích trẻ ăn uống cân bằng gồm nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt và protein nạc. Những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng này cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ thiết yếu trong khi vẫn kiểm soát lượng calorie nạp vào. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn và đồ uống có đường vì thường chứa lượng calorie rỗng và góp phần gây tăng cân.
Hoạt động thể chất thường xuyên
Hoạt động thể chất cần thiết để duy trì cân nặng hợp lý và thúc đẩy sức khỏe tổng thể. Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên thông qua các hoạt động trẻ yêu thích, như chơi các môn thể thao, bơi lội, đạp xe hoặc đơn giản là vui chơi ngoài trời. Hạn chế các hoạt động ít vận động như xem TV hoặc trò chơi điện tử, thay vào đó, khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vui chơi tích cực và vui chơi cùng gia đình.
Làm gương
Cha mẹ và người chăm sóc nên làm gương để trẻ học theo những thói quen lành mạnh và lối sống năng động. Để trẻ ăn tối cùng các thành viên trong gia đình và ưu tiên hoạt động thể chất như một phần trong lịch trình mỗi ngày. Tấm gương tích cực từ người lớn có thể tác động đáng kể đến thái độ và hành vi của con trẻ.
Hạn chế đồ ăn nhanh và đồ ăn vặt không lành mạnh
Thức ăn nhanh và các món ăn vặt không lành mạnh thường chứa nhiều calorie, đường và chất béo không lành mạnh, góp phần tăng cân và ảnh hưởng đến sức khỏe. Giảm tần suất trẻ ăn đồ ăn nhanh, thay vào đó là các món tự làm tại nhà bất cứ khi nào có thể. Trong nhà luôn có sẵn các món ăn vặt bổ dưỡng như trái cây, rau củ, các loại hạt và sữa chua, hạn chế để sẵn các món ăn thiếu lành mạnh.
Theo dõi kích cỡ khẩu phần ăn
Dạy trẻ kiểm soát khẩu phần ăn là một kỹ năng quan trọng có thể giúp ngăn ngừa trẻ ăn quá nhiều. Khuyến khích việc ăn trong chánh niệm bằng cách chú ý đến các tín hiệu đói và dừng ăn khi cảm thấy no. Tránh dùng thức ăn như một phần thưởng hay sự an ủi trẻ, thay vào đó, hãy dạy trẻ lắng nghe cơ thể mình và ăn chỉ khi đói.
Khuyến khích trẻ uống nước
Nước rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, do đó nước nên là đồ uống chính cho trẻ. Khuyến khích trẻ uống đủ nước mỗi ngày, uống nước nhiều lần trong ngày và hạn chế đồ uống có đường như nước trái cây bán sẵn và soda vì có thể góp phần làm tăng lượng calorie dư thừa và tăng cân.
Khám sức khoẻ định kỳ
Đưa trẻ đi khám sức khoẻ định kỳ để theo dõi sự tăng trưởng, phát triển và sức khỏe tổng thể của trẻ. Phụ huynh cũng dễ dàng trao đổi với bác sĩ nếu lo ngại về cân nặng, dinh dưỡng cho trẻ cũng như nhận được sự hướng dẫn của bác sĩ.
Bình luận của bạn