Tình trạng béo phì của trẻ em hiện nay ngày càng gia tăng.
Trẻ béo phì, cha mẹ phải làm gì?
Thừa cân làm tăng gấp đôi nguy cơ ung thư nội mạc tử cung
Tỷ lệ trẻ Việt Nam bị thừa cân, béo phì tăng 2,2 lần trong 10 năm
Thừa cân, béo phì “thủ phạm” gây nhiều bệnh nguy hiểm
Theo kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng toàn quốc 2019 – 2020 của Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì tăng gấp 2,2 lần, từ 8,5% năm 2010 lên thành 19,0% năm 2020 và đang có dấu diệu gia tăng trong thời gian gần đây.
Không ít bậc phụ huynh đang lo lắng về vấn đề con tăng cân, đặc biệt trong thời kì COVID-19 vừa qua. Các em ở nhà, ít cơ hội vận động ngoài trời, lại có nhiều thời gian để… ăn, ngủ và sử dụng các thiết bị công nghệ. Thậm chí, nhiều phụ huynh còn cố gắng bồi bổ cho con những bữa ăn giàu năng lượng, vì nghĩ rằng những “chất bổ” này sẽ giúp con gia tăng đề kháng phòng dịch. Điều này vô tình kéo tăng tỷ lệ trẻ thừa cân, béo phì.
Thừa cân, béo phì là sự tích tụ mỡ bất thường, vượt quá mức làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Để đánh giá trẻ bị béo phì, ngoài việc quan sát hình thể của trẻ thì số đo cân năng và chiều cao cho phép ta nhận định một cách khách quan. Có nhiều tiêu chuẩn đánh giá béo phì ở trẻ em, phổ biến là phương pháp đánh giá z-score chỉ số khối cơ thể (BMI) theo tuổi và giới.
BMI = Cân nặng (kg)/ Chiều cao (m) x Chiều cao (m)
Công thức trên được áp dụng khi trẻ từ 2 tuổi trở lên.
Đối với trẻ từ 2-5 tuổi: thừa cân khi z-score BMI ≥ 2SD và béo phì khi ≥ 3SD.
Đối với trẻ từ 5-18t: thừa cân khi z-score BMI ≥ 1SD và béo phì khi ≥ 2SD.
Dạy trẻ thói quen ăn uống và tập luyện thể dục phù hợp từ khi còn nhỏ là một trong những cách hiệu quả nhất để giảm nguy cơ béo phì. Không phải trẻ nào thừa cân đều bị béo phì, vì một số trẻ có khung cơ thể lớn hơn mức trung bình ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Nếu chưa rõ trẻ có béo phì hay không thì tốt nhất là nên nhờ sự tư vấn và chẩn đoán của bác sỹ hoặc người có chuyên môn.
Nguyên nhân gây béo phì ở trẻ em?
Béo phì ở trẻ em có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như lối sống, các vấn đề tâm lý và tiền sử gia đình. Béo phì là do lười vận động và ăn quá nhiều, bao gồm thực phẩm chế biến sẵn. Chế độ ăn nghèo nàn chứa nhiều đường và chất béo không có giá trị Dinh dưỡng có thể khiến trẻ tăng cân chóng mặt, và một số thủ phạm là thức ăn nhanh, bánh kẹo và nước ngọt.
Nguy hiểm đến sức khỏe
Trẻ béo phì có nhiều khả năng gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe hơn so với các bạn cùng lứa tuổi. Bệnh đái tháo đường, bệnh tim và hen suyễn là một trong những nguy cơ mắc phải.
- Hệ thần kinh:
Béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ xảy ra khi dòng máu đến não bị gián đoạn. Theo nghiên cứu, những người thừa cân có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 2 lần, vì trọng lượng dư thừa gây nhiều căng thẳng cho tim và ảnh hưởng đến lưu lượng máu.
- Hệ hô hấp:
Chất béo tích trữ quanh cổ có thể khiến đường thở trở nên quá nhỏ, gây khó thở, đặc biệt là vào ban đêm. Nếu không được điều trị, nó có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Khi bị béo phì, tim cần phải làm việc nhiều hơn để bơm máu đến các cơ quan, có thể gây ra tăng huyết áp, tăng nguy cơ đột quỵ. Vì vậy, giữ được cân nặng hợp lý là điều cần thiết cho mọi lứa tuổi.
Làm thế nào để giúp đỡ trẻ em béo phì?
Không nên dùng phẫu thuật hoặc thuốc vì cơ thể trẻ chưa trưởng thành hoàn toàn. Ngoài ra, cũng không nên ép trẻ vào chế độ ăn kiêng trừ khi được bác sỹ chấp thuận.
- Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học.
- Không kỳ thị và phân biệt với những đứa trẻ béo phì bởi có thể khiến trẻ bị trầm cảm và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Cả gia đình nên đồng hành cùng trẻ để cải thiện hoạt động thể chất và thói quen ăn uống.
- Cha mẹ có thể cho trẻ ăn bữa nhỏ lành mạnh vào những thời điểm cụ thể. Những thực phẩm như trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích thay vì những đồ ăn vặt đóng gói, bánh kẹo.
- Khuyến khích hoạt động thể chất trong gia đình, dành thời gian hàng ngày cùng người thân để đi bộ, đạp xe hoặc chơi các môn thể thao.
Bình luận của bạn