- Chuyên đề:
- Chăm sóc da
Tự nặn mụn nang gây hại cho da thế nào?
Nguyên nhân nào khiến trán nổi mụn?
4 điều cần tránh khi chăm sóc da hỗn hợp
10 loại tinh dầu giúp làn da khỏe mạnh
Cách giảm mụn ở ngực tại nhà hiệu quả
Mụn nang là gì?
Mụn nang hay còn được biết đến với những tên khác như mụn u nang hay mụn bọc, là một dạng mụn trứng cá nghiêm trọng. Mụn nang bắt đầu phát triển từ sâu trong da, chứa đầy dịch mủ, ửng đỏ và sưng to như những khối u trên bề mặt da. Mụn nang gây cảm giác đau nhức, khó chịu trong một thời gian dài và có thể để lại sẹo vĩnh viễn, những vết sẹo lõm và sâu trên da. Việc điều trị mụn nang cũng phức tạp hơn mụn thông thường.
Nguyên nhân gây mụn nang
Có nhiều yếu tố nguy cơ liên quan đến mụn nang như sự thay đổi hormone nội tiết tố, viêm nhiễm, nhiễm khuẩn, dầu thừa và nang lông bị tắc. Theo Hệ thống y tế Cleveland Clinic (Mỹ), mụn trứng cá là do lỗ chân lông bị tắc, nhưng khi có vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông, tại đây có thể hình thành mụn nang. Vết sưng mụn do sự thay đổi cấu trúc dưới da, bên trong chứa rất nhiều dầu thừa. Bất kỳ tác nhân nào gây mụn trứng cá đều có khả năng hình thành mụn nang nếu có vi khuẩn xâm nhập vào lỗ chân lông.
Mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến cơ thể tăng sản xuất dầu. Đây cũng là lý do độ tuổi thanh thiếu niên thường bị mụn nang. Các loại mỹ phẩm chứa dầu đều có thể gây mụn hoặc làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến mụn nang.
Nguy hiểm khi nặn mụn nang
Việc cố gắng tự nặn mụn nang sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và để lại sẹo. Đặc biệt tránh nặn mụn nang trên vùng mặt "tam giác tử thần" - vùng từ đầu mũi đến các góc của miệng. Các mạch máu khu vực này được kết nối đến hộp sọ, nếu nặn mụn, có một khả năng nhỏ là vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, nhiễm trùng có thể lây lan rất nhanh và trở nên nghiêm trọng hơn.
Không chỉ gây đau đớn và khó điều trị, mụn nang còn có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Glamour năm 2020 chỉ ra rằng những bệnh nhân bị mụn trứng cá có nguy cơ bị trầm cảm nặng cao hơn. Khi bị mụn nang, bạn nên khám da liễu để có biện pháp kiểm soát mụn nang trước khi mụn bắt đầu gây sẹo và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của bạn.
Điều trị mụn nang thế nào?
Khi bị mụn nang, tốt nhất bạn tránh tự nặn và cần đến khám da liễu. Điều trị mụn nang khác nhau tùy theo từng trường hợp. Căn cứ vào đó, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc sao cho phù hợp, có thể bắt đầu điều trị nhẹ nhàng và tăng dần khi cần thiết.
Theo bác sĩ da liễu Mona Goha - Bệnh viện Yale New Haven, Mỹ, về cơ bản rất khó điều trị mụn nang. Các sản phẩm không kê đơn có thể giúp giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Nhưng để mụn nang biến mất thì khó hơn nhiều, sẽ không hiệu quả nếu bạn chỉ sử dụng mỗi sản phẩm không kê đơn. Bác sĩ da liễu có thể gợi ý bạn nên đổi loại sữa rửa mặt hoặc phương pháp điều trị tại chỗ để chống lại vi khuẩn và loại bỏ da chết. Có thể mất đến 3 tháng để thấy sự cải thiện trong điều trị mụn nang.
Cleveland Clinic cho biết, nếu hormone là nguyên nhân gây mụn trứng cá ở phụ nữ, thuốc tránh thai có thể được áp dụng để xem liệu việc điều chỉnh hormone có giúp cải thiện mụn hay không. Một biện pháp khác là tiêm thuốc để làm giảm mụn. Các mũi tiêm Cortisone có thể được tiêm vào các khối u nang lớn đang gây đau. Hoặc bác sĩ có thể gợi ý bạn dùng retinoid Isotretinoin dạng uống.
Bình luận của bạn