Nguyên nhân nào khiến trán nổi mụn?

Trán là một trong những vị trí phổ biến nhất cho những nốt mụn trứng cá

4 sai lầm gây lãng phí khi dùng serum chăm sóc da

4 điều cần tránh khi chăm sóc da hỗn hợp

Dưỡng da với acid hyaluronic thế nào cho hiệu quả?

Muốn làn da khỏe đẹp, hãy thử tập tạ

Khuôn mặt thường được bảo vệ sau lớp khẩu trang, chỉ có vùng da trán phải "chống chọi" với nắng, bụi và các yếu tố gây ô nhiễm trong không khí. Nhiều yếu tố sau đây có thể thúc đẩy mụn trứng cá mọc ở vùng trán:

Do da tiết nhiều dầu

Làn da tiết ra dầu hay bã nhờn nhằm cơ chế dưỡng ẩm và bảo vệ da tự nhiên. Tuy nhiên, khi các tuyến bã nhờn ở trán hoạt động quá mức, da sẽ đổ nhiều dầu, kết hợp với tế bào chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Đây là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn gây mụn phát triển.

Do hormone

Nội tiết tố hay hormone đóng vai trò quan trọng với sức khỏe làn da cũng như vẻ ngoài của bạn. Bất cứ thay đổi nào về Nội tiết như giai đoạn dậy thì, tiền kinh nguyệt… đều có thể khiến hormone tăng giảm thất thường. Hậu quả là làn da tiết ra nhiều dầu hơn, dễ nổi mụn.

Sự mất cân bằng Nội tiết dễ gây mụn trán ở chị em phụ nữ

Sự mất cân bằng nội tiết dễ gây mụn trán ở chị em phụ nữ

Ví dụ, trẻ ở tuổi dậy thì tiết ra nhiều hormone sinh dục nam androgen, kích thích mọc mụn trán. Phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) cũng dễ gặp tình trạng này.

Ngoài ra, trong các đợt stress nghiêm trọng, cơ thể bạn cũng tiết ra nhiều hormone cortisol gây viêm và mất cân bằng nội tiết, để lại các nốt mụn đỏ trên vùng trán.

Do sản phẩm chăm sóc tóc

Các sản phẩm chăm sóc tóc có thể là con dao hai lưỡi với sắc đẹp của bạn. Tuy giúp nuôi dưỡng và tạo kiểu tóc, một số thành phần trong dầu gội, keo xịt tóc có thể làm bít tắc lỗ chân lông trên vùng da trán. Sáp vuốt tóc, silicone và dầu là "thủ phạm" hàng đầu khiến vùng trán nổi mụn ồ ạt. Khi bạn đổ mồ hôi và để tóc mái, các sản phẩm này có thể dễ dàng bám lên trán.

Nếu bạn thường xuyên sử dụng các sản phẩm tạo kiểu tóc, hãy chăm chỉ rửa mặt kỹ càng vào buổi tối, không để bã nhờn và bụi bẩn tích tụ trên trán.

Do thói quen đưa tay lên mặt

Bàn tay của bạn chạm và cầm nắm nhiều thứ, tiếp xúc với bụi bẩn cũng như hàng triệu vi khuẩn có hại cho da. Nếu bạn có thói quen chạm tay lên mặt liên tục, chúng có thể xâm nhập vào các lỗ chân lông đang bít tắc, gây ra tình trạng viêm nhiễm và nổi mụn. Việc nặn mụn tại nhà cũng dễ khiến mụn lây lan từ các vị trí khác tới trán. Vì vậy, bạn đừng quên rửa tay thật sạch trước khi rửa mặt, dưỡng da hay đưa tay lên chạm vào trán.

Do chăm sóc da sai cách

Nguyên nhân phổ biến khiến trán nổi mụn là do chăm sóc da và làm đẹp chưa khoa học trong thời gian dài. Mỹ phẩm chứa gốc dầu có thể khiến da bị bí và gây ra mụn ẩn. Nếu bạn có làn da thiên dầu, dễ nổi mụn, hãy lựa chọn mỹ phẩm không chứa dầu và các thành phần gây bít tắc lỗ chân lông (dầu dừa, silicone, lanolin, acid lauric).

Vùng da trán không được tẩy trang kỹ càng dễ tích tụ bụi bẩn, cặn mỹ phẩm gây mụn

Vùng da trán không được tẩy trang kỹ càng dễ tích tụ bụi bẩn, cặn mỹ phẩm gây mụn

Tẩy trang không kỹ càng cũng là nguyên nhân kích thích trán nổi mụn. Việc massage da mặt với dầu dưỡng nếu thực hiện không đúng cách có thể gây viêm lỗ chân lông và khiến trán mụn nổi ồ ạt.

Ngoài ra, mụn ở trán có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe như:

- Vấn đề tiêu hóa: Mụn trán, đặc biệt là mụn giữa 2 đầu lông mày, có thể xảy ra khi bạn ăn quá nhiều đồ ăn dầu mỡ.

- Mất cân bằng chức năng gan: Mụn ở trán có thể báo hiệu gan hoạt động không hiệu quả khi bạn có chế độ ăn không lành mạnh, lạm dụng rượu bia hoặc tiếp xúc với hóa chất độc hại.

- Mất cân bằng nội tiết: Mụn nổi ở quanh đường chân tóc thường gặp ở người mắc hội chứng buồng trứng đa nang.

 
Quỳnh Trang (Theo Health News)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp