Làm thế nào để hết sổ mũi?

Cảm lạnh không phải là nguyên nhân duy nhất khiến bạn bị sổ mũi

5 thực phẩm nên hạn chế sử dụng khi bị chảy nước mũi

Chảy nước mũi và ngạt mũi khi dùng điều hòa có phải do dị ứng điều hòa?

Bé bị chảy nước mũi, hắt hơi, mệt mỏi phải làm sao?

4 cách ngăn ngừa chảy nước mũi khi bị cảm lạnh

Nguyên nhân gây sổ mũi?

Sổ mũi (chảy nước mũi) có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm mũi. Viêm mũi là tình trạng viêm trong mũi và nó thường đi kèm với ngạt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, cổ họng bị kích thích, ho và mệt mỏi. 

Có hai loại viêm mũi đó là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng (viêm mũi thông thường)Viêm mũi dị ứng có liên quan đến các tác nhân gây dị ứng. Khi bạn bị dị ứng, cơ thể sẽ tiết ra histamin. Histamin có thể kích hoạt các tuyến chất nhầy trong mũi và gây chảy nước mũi. Các tác nhân gây có thể gây viêm mũi dị ứng là: Phấn hoa, cỏ dại, mạt bụi, thú cưng... 

Viêm mũi không dị ứng là tình trạng sổ mũi không phải do các tác nhân dị ứng. Các tác nhân có thể gây viêm mũi là virus gây cảm lạnh và cảm cúm, thay đổi nhiệt độ nhanh chóng, các chất kích thích như nước hoa và khói...

Viêm mũi dị ứng xảy ra khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Trị sổ mũi như thế nào?

Để giảm sổ mũi, điều quan trọng là bạn phải biết mình đang mắc loại viêm mũi nào. Nếu bạn đang bị viêm mũi dị ứng thì cách tốt nhất để giảm sổ mũi là giảm nồng độ histamin trong cơ thể bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng histamin. Lưu ý: Bạn nên tránh dùng thuốc kháng histamin gây buồn ngủ vì nó có thể gây một số tác dụng phụ như khô miệng, bí tiểu và trong một số trường hợp nó có thể gây suy giảm trí nhớ. 

Nếu bạn đang bị sổ mũi do viêm mũi không dị ứng, đặc biệt là nếu bạn đang bị sổ mũi do cảm lạnh hoặc cảm cúm thì hãy thử những điều sau đây: 

- Xì mũi: Tống dịch nhầy ra khỏi mũi là cách tốt nhất để ngừng chảy nước mũi, vì vậy bạn hãy nhẹ nhàng xì mũi vào khăn giấy khi cần thiết. Để xì mũi bạn nên nhấn ngón tay vào một bên cánh mũi và xì nhẹ. 

Xì mũi đúng cách giúp hạn chế sổ mũi

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Uống đủ nước có thể giúp giữ ẩm cho các mô trong mũi, từ đó giúp giúp nới lỏng các chất nhầy trong mũi

- Sử dụng máy tạo độ ẩm: Dùng máy tạo độ ẩm sai cách có thể làm các nhân gây dị ứng như mạt bụi và nấm mốc phát triển. Tuy nhiên để phòng quá khô thì mũi của bạn cũng có thể bị kích ứng và gây chảy nước mũi. Do vậy, khi sử dụng máy tạo độ ẩm bạn nên giữ độ ẩm trong phòng ở mức khoảng 45 - 50%. Nếu độ ẩm cao hơn, nó có thể tạo môi trường cho mạt bụi và nấm mốc phát triển. 

- Chườm ấm lên mũi: Bạn có thể nhúng một chiếc khăn vào nước ấm sau đó đắp lên mũi nhiều lần trong ngày làm giảm tình trạng xoang bị kích thích do không khí khô.

- Rửa mũi hàng ngày: Bạn có thể sử dụng nước muối để rửa mũi hàng ngày. Rửa mũi sẽ giúp loại bỏ virus, vi khuẩn và chất nhầy bị mắc kẹt trong mũi.

- Kê cao đầu khi ngủ: Khi nằm ngủ, hãy cố gắng kê cao đầu khi ngủ để giúp dịch nhầy trong mũi thoát ra ngoài dễ hơn. Tư thế ngủ này cũng giúp bạn dễ thở hơn. 

Kê cao đầu khi ngủ có thể giúp dịch nhầy trong mũi thoát ra dễ hơn

- Tham khảo ý kiến bác sỹ về việc sử dụng thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi có tác dụng làm co mạch và khô mũi. Tuy nhiên, lạm dụng thuốc thông mũi có thể khiến bạn bị bồn chồn, lo lắng. Do vậy, bạn không nên sử dụng thuốc thông mũi quá 3 ngày. 

Viêm mũi dị ứng và viêm mũi không do dị ứng kéo dài nó có thể trở thành mạn tính. Điều này có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn. Nếu điều đó xảy ra, hãy đến gặp bác sỹ để được kê đơn thuốc kháng sinh. 

Thanh Tú H+ (Theo Insider)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp