- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Ngậm mút tay là thói quen rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ nhũ nhi
7 việc cha mẹ làm vô tình nuôi dưỡng thói xấu của con
Thói quen cắn móng tay gây hại cho sức khỏe thế nào?
Trẻ bú tay, cắn móng tay ít bị dị ứng
Liên tiếp xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, phòng tránh cho trẻ thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ mút tay
Hành động mút ngón tay là bản năng tự nhiên của từ giai đoạn sơ sinh. Ngoài ra, trẻ cũng muốn truyền đạt một vài thông điệp với cha mẹ qua thói quen này:
Trẻ đói bụng
Những em bé trong giai đoạn 5 tháng đầu đời thường đói bụng liên tục. Ngậm mút tay giai đoạn này là một trong những biểu hiện của việc trẻ đói và có nhu cầu được bú sữa.
Khi không được cho bú (dù là bú mẹ hay bình sữa), trẻ sẽ phải tìm tới "giải pháp" gần nhất là ngón tay của mình. Điều đó làm trẻ cảm thấy dễ chịu và được kích thích như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ.
Tự làm dịu bản thân
Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ăn ngay khi thấy trẻ mút ngón tay. Đây cũng có thể là một phương pháp tự dỗ dành bản thân của trẻ, giống như dùng núm vú cao su. Phản xạ mút giống như cảm giác được cho ăn, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu cả về thể chất lẫn tinh thần khi mệt mỏi, buồn chán…
Mút tay khi mọc răng
Ở khoảng 4-7 tháng, trẻ bắt đầu có thói quen ngậm mút ngón tay khi răng bắt đầu mọc. Hành động này giúp giảm đau ngứa, khó chịu ở răng. Nếu cha mẹ chưa mua đồ chơi giảm ngứa răng cho bé, trẻ sẽ tìm tới bàn tay của mình.
Do giác quan phát triển
Khi lần đầu phát hiện ra bàn tay của mình, trẻ có thể hào hứng khám phá bằng cách ngậm mút, chơi với bàn tay. Nếu chú ý quan sát, cha mẹ sẽ nhận thấy các bé cố gắng vươn tay lên, sau đó ngắm nghía, cuối cùng là đưa các ngón tay vào miệng và bắt đầu mút, gặm...
Ngoài những nguyên nhân hoàn toàn bình thường trên, trẻ cũng có thể mút tay khi: Căng thẳng quá mức; Khi có vết thương trong miệng; Có thức ăn mắc kẹt trong miệng.
Mút tay được xem là giai đoạn phát triển bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ ở tuổi tập đi. Tuy nhiên, nếu trẻ trên 4 tuổi vẫn giữ thói quen này thì việc ngậm mút ngón tay sẽ trở thành tật khó chữa. Ở những trẻ từ 5 – 6 tuổi đang trong thời kỳ thay răng, tật ngậm mút tay với động tác mút mạnh liên tục hoặc dùng lưỡi đẩy thì có thể gây ra một số tổn thương ở răng và hàm, dẫn đến tình trạng biến dạng răng như hô hàm.
Nên xử trí thế nào khi trẻ thích mút tay?
Khi trẻ nhỏ xuất hiện phản xạ mút tay tự nhiên này, cha mẹ không nên quá lo lắng. Hãy chủ động giữ tay con sạch sẽ, cắt tỉa móng tay đều đặn để hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh trong khoang miệng. Rửa tay cho bé thường xuyên, nhất là sau khi trẻ chơi đùa, bò trườn trên mặt đất.
Thói quen mút tay cũng đi kèm tình trạng chảy dãi. Phụ huynh nên nhớ cho con đeo yếm, không để quần áo bị ẩm ướt.
Nếu trẻ thỉnh thoảng mới mút tay, cha mẹ chỉ cần làm phân tâm trẻ, lôi cuốn sự chú ý vào những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ, giúp trẻ dễ chịu vào những thời điểm sắp ngậm mút tay.
Với trẻ lớn mà vẫn còn thói quen mút tay, cha mẹ nên kiên nhẫn giải thích những tác hại, động viên trẻ bỏ tật xấu này, đưa trẻ đến thăm khám bác sỹ Nhi khoa nếu cần giúp đỡ.
Bình luận của bạn