Mọi điều cần biết về nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường

Nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường có nguy cơ đoạn chi cao nếu không điều trị đúng cách

Người bệnh đái tháo đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Người bệnh đái tháo đường nhiễm COVID-19, bị tiêu chảy nên ăn uống thế nào?

Mắc đái tháo đường 1 năm bị mờ mắt, phải làm sao để cải thiện?

Người bệnh đái tháo đường có biến chứng tê bì nên tập thể dục thế nào?

Nguyên nhân nhiễm trùng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường

Có 2 yếu tố chính góp phần gây nhiễm trùng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường). Thứ nhất là do tổn thương dây thần kinh làm giảm đáng kể cảm giác ở chân và bàn chân. Điều này có nghĩa là người bệnh không cảm nhận được cơn đau, không biết được rằng mình đang bị thương và có nguy cơ bị nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương hở mà người bệnh không hề chú ý tới.

Bệnh động mạch ngoại biên cũng là một yếu tố khác có thể gây nhiễm trùng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường. Theo đó, bệnh động mạch ngoại biên có thể làm suy giảm lưu thông máu, khiến máu khó lưu thông được tới các vết thương ở bàn chân và khiến vết thương lâu lành hơn.

Các yếu tố nguy cơ khiến người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng bàn chân

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng đường huyết tăng cao ở người bệnh đái tháo đường cũng có thể làm giảm khả năng cơ thể điều hướng các tế bào bạch cầu tới khu vực bị nhiễm trùng. Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cũng thường gặp phải tình trạng khô da. Điều này có nghĩa da tại bàn chân dễ bị khô, nứt nẻ, tạo ra các vết thương hở khiến vi khuẩn dễ xâm nhập vào.

Ngoài ra, các yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường:

Người bệnh đái tháo đường không nên đi chân trần, ngay cả trong nhà

Người bệnh đái tháo đường không nên đi chân trần, ngay cả trong nhà

- Thời tiết lạnh, ẩm ướt làm tăng nguy cơ khô da, tê bì bàn chân.

- Ngâm chân (đặc biệt là ngâm chân với nước muối Epsom).

- Đi chân trần (làm tăng nguy cơ bị chấn thương).

- Đi giày không thoải mái có thể gây phồng rộp.

- Không vệ sinh bàn chân thường xuyên.

- Uống nhiều rượu bia.

- Hút thuốc lá (gây giảm lưu thông máu).

- Cắt tỉa móng chân không đúng cách.

- Người bệnh đái tháo đường bị thừa cân, béo phì.

- Người mắc các bệnh nền tim mạch, bệnh thận, bệnh mắt.

Triệu chứng nhiễm trùng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường

Người bệnh có thể nhận thấy vết thương bị nhiễm trùng khi vùng da xung quanh dần trở nên đỏ hơn, ngày càng lan rộng, vết thương chảy mủ.

Một khi tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn, người bệnh đái tháo đường còn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:

- Sốt.

- Ớn lạnh và đổ mồ hôi.

- Khó thở.

- Nghẹt mũi.

- Cứng cổ.

- Các vết loét mới bắt đầu xuất hiện.

Nếu để lâu, tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn tới hoại tử, khiến vết loét tiết dịch, đau đớn. Nếu nhận thấy các triệu chứng này, bạn nên nhanh chóng đi khám để được bác sỹ xử lý, điều trị kịp thời.

Điều trị nhiễm trùng bàn chân thế nào?

Điều trị nhiễm trùng bàn chân đái tháo đường cần kết hợp đồng thời giữa:

- Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết (ăn uống, vận động, dùng thuốc đái tháo đường).

- Sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn.

- Vệ sinh vết thương và vùng da xung quanh để loại bỏ tế bào chết, dị vật.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp cả những sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược để hỗ trợ vết thương lâu lành. Đối với người bệnh đã có biến chứng nhiễm trùng bàn chân, các chuyên gia ưu tiên những thảo dược chuyên biệt như câu kỷ tử, nhàu, hoài sơn, mạch môn bởi các tác động sau:

 

- Có tính chống stress oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ mạch máu, đảm bảo lưu thông máu đến chân để chữa lành tổn thương.

- Ổn định đường huyết, tăng cường miễn dịch để tăng cường yếu tố chống lại vi khuẩn, giúp vết thương mau lành.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn cả, người bệnh có thể cần làm phẫu thuật để điều trị nhiễm trùng bàn chân. Việc phẫu thuật có thể giảm bớt áp lực ở vết loét, thậm chí có thể phải đoạn chi để loại bỏ vùng da bị hoại tử, ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Làm sao phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng bàn chân?

Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng bàn chân ở người bệnh đái tháo đường là phải kiểm tra bàn chân thường xuyên. Bạn hãy dùng gương để dễ dàng phát hiện các vết mẩn đỏ, các vết chai hay phồng rộp, vết thương hở trên bàn chân. 

Việc phát hiện sớm các vết thương có thể giúp bạn làm sạch, chăm sóc vết thương từ sớm cho tới khi chúng lành.

Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường cũng nên đi giày thoải mái, chú ý rửa chân thường xuyên và dùng kem dưỡng ẩm để tránh tình trạng da khô, nứt nẻ. Bạn cũng nên hạn chế đi chân trần và mang tất/vớ quá chật vì điều này có thể làm tăng nguy cơ bị thương tại bàn chân.

Vi Bùi (Theo Premiermedicalhv)

 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường - giải pháp chuyên biệt giúp phòng và cải thiện biến chứng đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với chất chống oxy hóa Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm hỗ trợ hiệu quả, giúp:

- Phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.

- Giảm và ổn định đường huyết.

- Giảm cholesterol máu.

Sản phẩm thích hợp cho người bệnh đái tháo đường type 1, type 2, người có nguy cơ mắc đái tháo đường cao (tiền sử gia đình có người mắc bệnh, rối loạn mỡ máu).

ho-tang-duong

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Số điện thoại: 0243.775.9865 - 0283 977 8085.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết