- Chuyên đề:
- Bệnh động kinh
Ở trẻ mới sinh, động kinh biểu hiện bằng những co giật sơ sinh lành tính
Các biểu hiện lâm sàng của bệnh động kinh
Xử trí nhanh khi người bệnh lên cơn động kinh
Ngăn ngừa cơn động kinh bằng âm nhạc!
Chăm sóc và phòng tai nạn cho trẻ động kinh
Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là gì?
Chức năng não bất thường gây nên co giật, nhưng lý do nào dẫn đến sự bất thường này thì vẫn còn khá mù mờ. Thực tế, có đến 7/10 nguyên nhân gây động kinh ở trẻ vẫn là ẩn số. Nếu không rõ nguyên nhân thì những cơn co giật được gọi là động kinh co giật nguyên nhân ẩn. Nếu co giật gây nên do chấn thương ở não – do tai nạn hoặc do bệnh tật – thì gọi là động kinh co giật triệu chứng.
Những nguyên nhân có thể gây nên động kinh ở trẻ nhỏ bao gồm bệnh viêm màng não và các nhiễm trùng não khác, do bị sốt, u não, dị tật não, do các bệnh bẩm sinh (như hội chứng Down hoặc xơ cứng củ), bị chấn thương vùng đầu, đột quỵ, ngộ độc (ngộ độc chì hoặc carbon monoxide)… Trẻ sơ sinh cũng có thể bị động kinh nếu bị thiếu oxy trong quá trình mẹ mang thai và sinh nở, bị chảy máu trong não, người mẹ dùng các chất kích thích trong thời gian mang thai…
Động kinh ở trẻ sơ sinh bao gồm 3 dạng: Co giật sơ sinh có tính chất gia đình lành tính; Bệnh não giật cơ nhũ nhi (EME); Hội chứng Ohtahara.
Bệnh động kinh được chẩn đoán như thế nào?
Bác sỹ sẽ chẩn đoán bệnh dựa trên những mô tả về tình trạng bệnh của bé đồng thời làm kiểm tra điều kiện thể chất của bé để tìm nguyên nhân gây co giật. Những xét nghiệm máu, phương pháp chụp CT hoặc MRI (cung cấp những hình ảnh chi tiết về bộ não), hoặc điện não đồ EEG (ghi lại các sóng điện trong não thông qua các điện cực gắn trên đầu) cũng có thể được thực hiện. Đôi khi, phương pháp chụp cắt lớp PET cũng được áp dụng để tìm vùng não đang gây co giật.
Bệnh này có kéo dài mãi mãi?
Ở một số người, bệnh động kinh chỉ xảy ra có giai đoạn, mang tính nhất thời. Một số người có thể khỏi được nhưng cũng có một số người sẽ bị suốt đời.
Động kinh có nguy hiểm không?
Trong hầu hết trường hợp thì không. Tuy nhiên, nếu bạn biết con mình bị động kinh thì cần giám sát bé kỹ hơn, đặc biệt là khi ở gần nơi có nhiều nước (hồ, ao, biển…), ở nơi cao, nơi có mật độ giao thông cao, cũng như ở các môi trường khác mà bé có thể bị thương nếu như bị co giật. Đồng thời, ở nhà, bạn cũng cần trải thảm dày dưới sàn, bọc lại các góc nhọn trên đồ vật.
Bệnh động kinh có thể chữa được không?
Có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp làm giảm nguy cơ bị co giật khi trẻ bị động kinh. Thuốc chống động kinh hoặc chống co giật cũng có thể hữu dụng, tuy nhiên lại gây những phản ứng phụ, không chỉ vậy cũng cần phải có thời gian mới có thể tìm được đúng loại thuốc, hoặc kết hợp đúng nhiều loại thuốc phù hợp với tình trạng của bé.
Cho trẻ uống thuốc theo đơn chỉ dẫn của bác sỹ. Phải cho trẻ uống thuốc đều đặn, liên tục, không nghỉ buổi nào để duy trì thường xuyên nồng độ thuốc trong cơ thể. Nếu trẻ mắc bệnh động kinh bị ốm, thì ngoài thuốc điều trị bệnh đó vẫn phải cho trẻ uống thuốc chống co giật. Tuy nhiên, cha me phải báo cho bác sỹ khám bệnh về thuốc mà trẻ đang uống để tránh tình trạng tương tác thuốc.
Liều thuốc dùng cho trẻ phải bắt đầu từ liều thấp sau tăng dần. Khi mới uống thuốc, có thể trẻ vẫn lên cơn co giật. Nếu cơn co giật không giảm, nên đưa trẻ đến bác sỹ khám thường xuyên để có hướng tăng liều thuốc hoặc cho trẻ nhập viện để cắt cơn co giật. Khi trẻ uống thuôc, phải theo dõi để phát hiện các tác dụng phụ của thuốc (ngủ nhiều, tiêu chảy, nổi mẩn trên da, buồn nôn...).
Có nhiều gia đình thấy con không bị co giật nữa thì chủ động ngưng thuốc. Nhưng sau một thời gian, trẻ lại xuất hiện cơn co giật. Việc giảm liều thuốc do bác sỹ quyết định khi trẻ đã điều trị được một năm kể từ khi không còn cơn co giật nào, với kết quả điện não đã ổn định. Việc giảm liều phải tiến hành từ từ, cứ 3 tháng một lần. Trẻ đang uống thuốc chống co giật nếu không thấy co giật nữa thì có thể tiếp tục đi học, song cha mẹ phải thông báo cho thầy cô giáo ở lớp biết để nếu trẻ lên cơn co giật thì thầy cô biết cách xử lý.
Bên cạnh việc điều trị các thuốc hóa dược, việc ứng dụng y học cổ truyền vào chữa trị động kinh đang là một hướng đi được quan tâm. Hai trong những vị thuốc chuyên dùng trong trị động kinh là an tức hương và câu đằng. Với kinh nghiệm sử dụng lâu đời cũng như kết quả từ những nghiên cứu hiện đại, giải pháp mới trong việc chữa trị động kinh là sử dụng và phối hợp hai thảo dược trên cùng với các hoạt chất của y học hiện đại như gaba, taurine, magne clorua... để tăng cường hiệu quả.
Thùy Trang H+
Bình luận của bạn