Những ai có nguy cơ mắc bệnh vảy nến da đầu?

Vảy nến da đầu là hiện tượng vùng da đầu xuất hiện các mảng da đỏ và tróc vảy trắng.

Cần làm gì để cải thiện bệnh vảy nến da đầu?

Cách phân biệt, xử trí vảy nến da đầu và gàu tóc

Người bị vảy nến da đầu làm thế nào để điều trị hiệu quả?

Cải thiện vảy nến da đầu cùng bộ đôi sản phẩm thảo dược

Ai có nguy cơ bị vảy nến da đầu?

Bệnh vẩy nến là một rối loạn có thể xảy ra bất cứ nơi nào trên da và da đầu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Biểu hiện của bệnh là xuất hiện từng mảng vảy hay nhiều hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến toàn bộ da đầu và lây lan đến trán, phía sau cổ hoặc tai.

Bệnh xảy ra khi các tế bào da được thay thế nhanh hơn bình thường. Thông thường, các tế bào da được tạo ra và thay thế sau mỗi 3 – 4 tuần, nhưng quá trình này chỉ mất khoảng 3 – 7 ngày ở bệnh nhân vảy nến. Điều này khiến cơ thể người bệnh gia tăng sản xuất tế bào da, dẫn đến sự tích tụ các tế bào da tạo ra các mảng các mảng bong tróc, sần sùi phủ đầy vảy.

Bệnh vảy nến ước tính ảnh hưởng đến 2% – 3% dân số. Tỷ lệ mắc bệnh thay đổi tùy theo độ tuổi, vị trí địa lý, dân tộc, kết hợp của các yếu tố môi trường và di truyền. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường trước 20 tuổi.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến da đầu, chẳng hạn như: Những người có thành viên gia đình bị bệnh vẩy nến da đầu có nhiều khả năng mắc bệnh này. Người nhiễm HIV, người hay căng thẳng, người bị béo phì và những người hút thuốc cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này. Các tác nhân phổ biến gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh vẩy nến da đầu bao gồm: Nhiễm trùng, viêm họng liên cầu khuẩn hoặc nhiễm trùng da, vết thương ngoài da.

Cách phòng ngừa bệnh vảy nến da đầu

Với người chưa mắc bệnh cần tăng cường sức đề kháng, hạn chế các bệnh nhiễm trùng, chấn thương… để tránh ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Với người thuộc nhóm nguy cơ cao như gia đình có người bệnh cần tầm soát, phát hiện sớm để điều trị sớm, tránh bệnh nặng hơn.

Sử dụng thảo dược – Giải pháp hỗ trợ kiểm soát vảy nến hiệu quả

Vảy nến da đầu vốn là bệnh không thể điều trị dứt điểm, rất dễ tái phát bởi đây là bệnh mạn tính liên quan tới yếu tố miễn dịch. Do vậy, mục đích điều trị vảy nến da đầu là:

 

- Dừng tình trạng phát triển quá mức các tế bào da, làm giảm sự hình thành viêm và mảng bám, hủy bỏ vảy và vụn da.

- Nâng cao sức đề kháng, khả năng miễn dịch của cơ thể để phòng ngừa bệnh từ bên trong, hạn chế tái phát.

Xuất phát từ mục tiêu trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược với thành phần chính là cây Sói rừng. sản phẩm này đã được nghiên cứu lâm sàng và kết luận đây là một công thức toàn diện giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể, ngăn chặn các biến chứng và phòng ngừa vảy nến da đầu an toàn, hiệu quả.

Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về những nguy cơ mắc bệnh vảy nến da đầu. Bạn cũng đừng quên bổ sung thảo dược để tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa bệnh hiệu quả hơn.

Việt An

 

TPBVSK Kim Miễn Khang - Hỗ trợ cải thiện triệu chứng các bệnh tự miễn (vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến...)

Với thành phần chính từ cây Sói rừng, TPBVSK Kim Miễn Khang hỗ trợ tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ tiến triển các triệu chứng trong các bệnh tự miễn như vảy nến, lupus ban đỏ, bạch biến…

sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

kim-mien-khang620

Tiếp thị bởi: Công ty TNHH Dược phẩm Á Âu

Địa chỉ: 171 Chùa Láng - Phường Láng Thượng - Quận Đống Đa - Hà Nội

Số GPQC:1077/2020/ ATTP-XNQC

ĐT: 024.38461530 - 028.62647169

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu