Những cách giữ ấm cơ thể "nhà nghèo" dễ gây chết người

Giữ ấm cơ thể phòng bệnh mùa Đông không đúng cách có thể đe doạ tới sức khoẻ, tính mạng

Hà Nội: Mê man, chảy máu miệng vì sưởi than khi ngủ

Thải độc bằng miếng dán detox - trò lừa bịp trắng trợn?

9 cách giữ ấm cơ thể khi đi ngoài đường lạnh dưới 10 độ C

Cách giữ ấm trong thời tiết lạnh giá

Uống rượu bia

Việc làm này không những không mang lại hiệu quả giữ ấm cơ thể như mong muốn mà còn dễ gây ra nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bởi lẽ, khi uống rượu, các mạch máu giãn ra, gặp trời lạnh, mạch đột ngột co lại gây tăng huyết áp có thể dẫn tới đột quy, thậm chí tử vong. Hơn nữa, nếu sau khi uống rượu bia vận động ngoài trời lạnh sẽ khiến các màng mỡ bao phủ niêm mạc ruột có thể vỡ ra, tạo điều kiện để men rượu thấm ồ ạt qua niêm mạc vào máu, gây ngộ độc rượu. Tắm sau khi uống rượu cũng rất nguy hiểm, có thể gây cảm lạnh và vỡ mạch máu.

Khắc phục: Tốt nhất, không uống hoặc hạn chế uống rượu bia. Nếu có, nên uống ở nơi kín gió, ấm áp, tự lượng sức mình.

Bật các thiết bị bếp (lò nướng, bếp gas…)

Các thiết bị trong bếp, đặc biệt là bếp gas nếu được bật trong phòng kín sẽ gây hoạ lớn. Khí gas có mùi nồng nặc đặc trưng của nó, nhẹ thì chóng mặt, đau đầu, ù tai, tức ngực và buồn nôn, nặng thì tinh thần hoảng loạn, hôn mê, chân tay co giật, da tím ngắt… thậm chí tử vong.

Khắc phục: Không được dùng bếp gas cho mục đích sưởi ấm, luôn tắt bếp khi đi ra khỏi nhà. Đối với các thiết bị khác, để tránh xa tầm với của trẻ em.

Sưởi ấm bằng than, củi

Hàng năm, có hàng trăm trường hợp phải nhập viện cấp cứu, thủ phạm là khí độc CO. Khi dùng than củi (củi khô, than hoa, than bùn, than tổ ong…) để sưởi ấm trong phòng sẽ đặc biệt nguy hiểm, nhất là trong phòng kín. Khí oxy bị tiêu thụ nhiều để đốt cháy và khí CO và CO2 thoát ra vô cùng độc hại nếu hít phải. Các loại khí này không màu, không mùi nên nhiều người không biết mà chỉ cảm thấy khó thở rồi ngất đi, nhẹ thì dẫn đến bất tỉnh, nặng thì chết người, nhiều trường hợp rơi vào trạng thái hôn mê sâu, sống thực vật. Cho dù không bị ngộ độc khí thì cũng dễ mắc các bệnh hô hấp như: Hen, viêm phế quản, viêm phổi, suy tim mạch, tổn thương não, mất trí nhớ, thoái hóa não, trí tuệ sa sút… và các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là tràn khí vào màng phổi, màng bụng, trung thất, dưới da, hẹp khí quản…

Không những vậy, nó còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, gây bỏng, nhất là khi trong nhà có trẻ con, thú cưng, nhiều vật liệu bắt cháy…

Khắc phục: Không được đốt các loại than để sưởi trong không gian kín. Chỉ nên đốt củi để sưởi ấm ở nơi thoáng khí, đảm bảo các nguyên tắc cứu hoả. Khi phát hiện người bị ngạt khí trong phòng kín thì phải mở tất cả các cửa để không khí tràn vào và đưa nạn nhân ra ngay khỏi khu vực khí độc. Nếu có thể, hãy cho nạn nhân thở oxy 100% ngay trong lúc chờ, đưa đi cấp cứu.

Dùng đèn sưởi nhà tắm

Trong môi trường ẩm ướt như nhà tắm có thể gây chập điện của các thiết bị đèn sưởi, gây cháy, thậm chí điện giật.

Khắc phục: Chọn mua đèn sưởi đảm bảo chất lượng, kiểm tra dây điện xem có rò rỉ không. Nên bật đèn sưởi trước 10 phút và kiểm soát nhiệt độ trong phòng, nhiệt độ phù hợp khoảng 28 - 29 độ C, chỉ dùng dưới 30phút.

Túi sưởi

Cấu tạo của túi sưởi gồm có cực điện làm nóng trong môi trường nước muối loãng, nhiệt độ có thể lên tới 60 - 70 độ C tùy loại sản phẩm tiền ẩn nguy cơ phát nổ, gây bỏng cho người sử dụng.

Khắc phục: Không nên cho trẻ nhỏ dưới 5 tuổi sử dụng túi sưởi. Khi sạc điện túi sưởi cần để tránh xa tầm tay của trẻ. Không được sử dụng túi sưởi khi đang trong quá trình sạc. Thường xuyên kiểm tra túi có bị rách, rò rỉ nước hay không, nếu có không nên sử dụng tiếp.

Miếng dán giữ nhiệt

Miếng dán giữ nhiệt không phải thích hợp với tất cả loại da, đặc biệt là các vùng da mỏng, người có da nhạy cảm và trẻ em. Một miếng dán có tác dụng trong thời gian ngắn, nếu liên tục dán dễ khiến các chất thấm vào da gây dị ứng. Ngoài ra, việc này cũng bít các lỗ chân lông, khiến da bị bít kín, khó chịu.

Khắc phục: Không nên dùng miếng dán cho trẻ dưới 5 tuổi. Tránh dán trực tiếp lên da hoặc dán liên tục ở một vị trí, nên dán qua một lớp áo. Khi cảm thấy dấu hiệu bất thường ở vị trí dán nên nhanh chóng tháo miếng dán và đi khám bác sỹ.

Đốt lá ngoài sân

Ngoài sân hút gió sẽ khiến vật liệu cháy bay và lây lan, gây hoả hoạn.

Khắc phục: Đốt lá khi lặng gió, đốt từng đống nhỏ và đảm bảo nguyên tác an toàn hoả hoạn.

Biết Tuốt H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Khỏe đẹp